Tổng thống Nga Vladimir Putin từng dự đoán ai làm chủ công nghệ AI sẽ trở thành "bá chủ thế giới", và Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu để hướng đến vị trí này.

Trung Quốc ra kế hoạch 'bá chủ thế giới' bằng AI

16/10/2017, 14:54

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng dự đoán ai làm chủ công nghệ AI sẽ trở thành "bá chủ thế giới", và Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu để hướng đến vị trí này.

"Trí tuệ nhân tạo là tương lai không chỉ của Nga mà của toàn thể nhân loại. Có rất nhiều cơ hội lớn, nhưng cũng kèm theo những mối đe dọa khó lường trước. Ai trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực này sẽ trở thành người cai trị thế giới", Tổng thống Putin nói về tương lai của trí thông minh nhân tạo đối với loài người hồi đầu tháng 9.

Theo Financial Times, nếu cuộc đua nghiên cứu AI bị xem là một cuộc chạy đua vũ trang thì Trung Quốc muốn trở thành một siêu cường AI không bị nước nào khác thách thức.

Trong khi Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ không gia tăng tiền cho nghiên cứu khoa học trong năm nay, thì Trung Quốc đã hứa sẽ "sử dụng mạnh mẽ nguồn vốn của nhà nước và xã hội" để thống lĩnh ngành công nghiệp mới mẻ AI.

Các công ty công nghệ ở cả Trung Quốc và Mỹ đều mạnh tay chi tiền cho công nghệ AI, nhưng chính phủ Trung Quốc khẳng định mục tiêu tới năm 2030 ngành công nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận lên tới 150 tỉ USD và vượt qua Mỹ.

Dù mục tiêu của chính phủ Trung Quốc có thể không đạt được như họ mong muốn, tương tự như việc họ từng muốn thống trị ngành công nghiệp ô tô và bán dẫn nhưng không thành công, nhưng rất ít người chê trách mục tiêu của Trung Quốc trong việc nghiên cứu AI.

Kai-Fu Lee một cựu nhân viên của Microsoft Research và Google, hiện đang là giám đốc điều hành của Sinovation Ventures ở Bắc Kinh cho biết: "Viễn cảnh 2030 như vậy thậm chí là quá bi quan. Trung Quốc có đủ thứ lợi thế từ số dân, dữ liệu, năng lực và cả số lượng lớn dòng mã đang được viết hàng ngày. Với số lượng dân số trực tuyến lên tới 730 triệu người, gấp đôi dân số Mỹ và họ cũng am hiểu về công nghệ".

"Những ứng dụng trên điện thoại di động tại Trung Quốc là đi trước các nước hàng năm trời. Vì vậy, ở đây bạn có một phòng thí nghiệm thực nghiệm khổng lồ cho các AI. Ở Trung Quốc hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi nhanh đến từng ngày, tại Mỹ thì chuyện này chậm hơn nhiều", ông kỹ sư phần mềm khác cho biết.

Chưa hết, tại Trung Quốc người ta có thể thu được một đống dữ liệu cá nhân của người dùng, vì chính sách bảo mật lỏng lẻo của nước này. Các công ty công nghệ lớn như Baidu, Alibaba và Tencent thậm chí được cho là hiểu người dùng hơn cả chính bản thân họ khi có đầy đủ dữ liệu của họ từ khi mới sinh ra tới nay.

Nhà nước Trung Quốc cũng rất mạnh tay chi tiền nghiên cứu AI, yêu cầu được đặt ra rất đơn giản là sản phẩm sau phải đảm bảo mạnh hơn sản phẩm trước.

"Nhà nước đang muốn có AI thông minh và thông minh hơn nữa. Trước kia họ chỉ đặt hàng các viện nghiên cứu hoặc doanh nghiệp nhà nước lớn, nhưng ngày nay họ có thể đặt hàng công ty tư nhân nếu những công ty này thực sự có thể tạo ra sản phẩm tốt hơn nhiều và đủ sức để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ", Ming Lei nhà đồng sáng lập Baidu và là đồng giám đốc Trung tâm Sáng tạo AI của Đại học Bắc Kinh cho biết.

Thiên Hà (theo Financial Times)

Bài liên quan
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc ra kế hoạch 'bá chủ thế giới' bằng AI