Sau khi đã có căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti, Trung Quốc có thể sẽ xem xét thiết lập căn cứ thứ hai tại Myanmar, Sri Lanka hoặc Pakistan-những nước mà Trung Quốc đang đầu tư rầm rộ vào cảng biển.

Trung Quốc sẽ đặt căn cứ quân sự nước ngoài thứ hai ở nước nào?

Cẩm Bình | 12/10/2017, 05:20

Sau khi đã có căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti, Trung Quốc có thể sẽ xem xét thiết lập căn cứ thứ hai tại Myanmar, Sri Lanka hoặc Pakistan-những nước mà Trung Quốc đang đầu tư rầm rộ vào cảng biển.

Ngày 1.8.2017, Trung Quốc tổ chức lễ thượng cờ mở cửa căn cứ quân sự tại Djibouti. Trang China Daily cho biết theo thỏa thuận đạt được giữa hai nước, căn cứ sẽ hỗ trợ hậu cần cho các hoạt động cứu hộ và bảo vệ hòa bình tại châu Phi. Cũng theo China Daily, đây cũng có thể là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tập trận chung cũng như công tác bảo vệ “an ninh các tuyến đường biển quốc tế chiến lược”.

Nhà bình luận Ralph Jennings của Forbes cho biết tuy không trông đợi Trung Quốc lập căn cứ quân sự ở 16 quốc gia như Mỹ, nhưng rất có khả năng nước này sẽ mở thêm vài căn cứ mới ở bờ đông châu Phi, dọc theo Ấn Độ Dương hoặc biển Ả Rập. Những căn cứ này sẽ hữu dụng hơn, phát huy tác dụng bảo vệ công dân Trung Quốc ở nước ngoài và đảm bảo các tuyến đường biển Tây Á luôn mở cho việc vận chuyển những mặt hàng quan trọng như dầu thô.

Theo ông Jennings, châu Phi là nơi hợp lý cho việc đặt căn cứu quân sự do Trung Quốc hiện được Liên hiệp quốc ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ hộ tống tàu thuyền qua vịnh Aden ngoài khơi Djibouti.

Chuyên gia cao cấp của Chương trình nghiên cứu Đông Á (Trung tâm nghiên cứu Stimson) Tôn Vận, châu Phi còn có ý nghĩa và lợi ích về thương mại. Bà Tôn cho biết châu Phi đang là mục tiêu đầu tư mang tính lịch sử của Trung Quốc. Lục địa này là nơi Trung Quốc khai thác tài nguyên khoáng sản và là thị trường tiêu thụ hàng Trung Quốc.

Ảnh chụp căn cứ Djibouti từ vệ tinh

Myanmar, Pakistan và Sri Lanka

Theo chuyên gia Tôn, tuy Trung Quốc chưa công bố căn cứ quân sự tiếp theo của mình sẽ đặt ở đâu nhưng chính quyền Bắc Kinh hiện tại đã muốn quân đội nước này có mặt tại những cảng biển dọc Ấn Độ Dương mà nước này đang đầu tư rầm rộ.

Địa điểm đầu tiên là quốc gia Nam Á Sri Lanka. Giới chức Sri Lanka vào tháng 7 đã đồng ý cho công ty cảng biển thương mại Trung Quốc (CMPort) thuê cảng Hambantota trong 99 năm. Theo thỏa thuận, CMPort được góp 70% vốn để phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển này và sử dụng cảng cho mục đích thương mại.

Cảng Hambantota (Sri Lanka) được cho Trung Quốc thuê trong 99 năm

Một điểm lý tưởng khác là Myanmar. Ông Jennings cho biết có một tập đoàn Trung Quốc đang cố giành lấy 85% cổ phần của cảng Kyauk Pyu, nơi kết nối với đường ống dẫn dầu chạy đến thành phố Côn Minh (Trung Quốc).

Pakistan cũng là một lựa chọn đáng xem xét. Vào tháng 4, chính quyền Pakistan cho biết hoạt động vận hành của cảng biển Gwadar đã đươc giao cho công ty cảng nước ngoài Trung Quốc (COPHC) quản lý theo hợp đồng cho thuê thời hạn 40 năm.

Ông Jennings cho biết thêm, do cùng có “đối thủ chung” là Ấn Độ mà quan hệ Trung Quốc-Pakistan từ lâu đã rất thân thiết. Mới đây vào tháng 3, quân đội Trung Quốc đã cử một phái đoàn sang tham dựlễ kỉ niệm quốc khánh Pakistan.

Trong một báo cáo gửi lên quốc hội Bộ Quốc phòng Mỹ đã cho biết: “Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ tìm cách thiết lập vài căn cứ quân sự bổ sung ở các nước có quan hệ thân thiện lâu dài, có lợi ích chiến lược tương tự và từng cho quân đội nước khác đồn trú, ví dụ như Pakistan”.

Chuyên gia Tôn đánh giá các cảng biển ở Myanmar, Sri Lanka và Pakistan đều nằm dọc theo Ấn Độ Dương hoặc Biển Ả Rập và tất cả lúc đầu đều được khai thác cho mục đích thương mại nhưng đi kèm với “các lợi ích quân sự tiềm năng”.

Những lý do để Trung Quốc đưa quân ra nước ngoài

Ông Jennings cho biết ít nhất là cho đến hiện tại, Trung Quốc vẫn chỉ gửi binh lính ra nước ngoài dưới danh nghĩa thực hiện sứ mệnh nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của LHQ. Năm 2015, Trung Quốc từng góp 8.000 lính cho lực lượng gìn giữ hòa bình dự bị của LHQ.

Ngoài ra, theo ông Jennings, những lý do riêng như chống cướp biển và học hỏi kinh nghiệm các nước cũng được Trung Quốc dùng đến.

Theo Viện Hòa bình Mỹ (USIP): “Giống như các nước khác, quyết định triển khai quân đội ra nước ngoài của Trung Quốc được thúc đẩy bởi mong muốn bảo vệ lợi ích quốc gia, học tập kinh nghiệm hoạt động, giữ vững danh tiếng và vị thế quốc tế”.

Bà Tôn nhận định: “Trung Quốc vẫn cần giữ chính sách “không có quân đội Trung Quốc ở nước ngoài”, do đó thực hiện nhiệm vụ của LHQhay yêu cầu thương mại ví dụ như bảo vệ tài sản của Trung Quốc ở nước ngoài sẽ là lý do tốt của chính quyền Bắc Kinh”.

Cẩm Bình (theo Forbes)
Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc sẽ đặt căn cứ quân sự nước ngoài thứ hai ở nước nào?