Người đứng đầu Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC) ngày 10.3 kêu gọi chính quyền các nước đối xử công bằng và bình đẳng đối với những khoản đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc. Phát biểu được đưa ra khi đã có nhiều thị trường tỏ ý lo lắng, thậm chí tiến hành các biện pháp ngăn cản tiếp cận thị trường, đối với dòng tiền đến từ Bắc Kinh.

Trung Quốc than thở bị đối xử bất công khi đầu tư ra nước ngoài

Cẩm Bình | 12/03/2018, 07:25

Người đứng đầu Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC) ngày 10.3 kêu gọi chính quyền các nước đối xử công bằng và bình đẳng đối với những khoản đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc. Phát biểu được đưa ra khi đã có nhiều thị trường tỏ ý lo lắng, thậm chí tiến hành các biện pháp ngăn cản tiếp cận thị trường, đối với dòng tiền đến từ Bắc Kinh.

Trả lời báo giới bên lề kỳhọp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Chủ nhiệm SASAC Tiếu Á Khánh cho biết: “Chuyện mọi quốc gia tiến hành điều tra các khoản đầu tư nước ngoài là điều dễ hiểu, nhưng họ nên đối xử bình đẳng với tất cả các nhà đầu tư ngoại chứ không phải phân biệt đối xử”.

Theo ông Tiếu, toàn cầu hóa đang hiện diện, và tự do thương mại, tự do đầu tư sẽ đem lại lợi ích cho người dân. Ông cũng khẳng định những khoản đầu tư của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vẫn luôn tuân theo quy luật thị trường.

Bắc Kinh sắp tới sẽ khuyến khích doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp cấp trung ương, mở rộng việc kinh doanh ở nước ngoài, lãnh đạo SASAC cho hay.

Phát biểu của ông Tiếu được đưa ra trong bối cảnh giới chức nhiều nước trên thế giới đã bảy tỏ nghi ngại về hoạt động đầu tư cũng như kinh doanh của doanh nghiệp từ cường quốc châu Á. Các khoản tiền của công ty Trung Quốc đều bị chú ý đặc biệt, và một số chính phủ thậm chí đã tiến hành một số biện pháp ngăn chặn đầu tư, ngăn chặn àm ăn của những đơn vị kinh tế này tại thị trường của mình.

Hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp Trung Quốc đem lại lo ngại cho chính phủ nhiều nước, trong đó có Mỹ - Ảnh: Irish Left Review

Trong thời gian qua, chính quyền Washington đã chặn một số hoạt động mua lại doanh nghiệp Mỹ của đối tác Trung Quốc. Gần đây nhất, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đã bác đề xuất mua lại dịch vụ chuyển tiền MoneyGram với giá 1,2 tỉUSD do công ty tài chính Ant Financial thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba đưa ra. Lý do cho quyết định của CFIUS là sợ rằng dữ liệu của MoneyGram có thể được dùng để xác định danh tính của công dân Mỹ.

Ngoài ra, thương vụ công ty Canyon Bridge Capital Partners của Trung Quốc mua lại Lattice Semiconductor, nhà sản xuất chip bán dẫn hàng đầu của Mỹ, cũng đã bị phản đối và hủy bỏ. Washington lo ngại động cơ của vụ này là nhằm ăn cắp bí quyết công nghệ của Mỹ.

“Giấc mộng Mỹ” của Huawei cũng đã không thành khi các “ông lớn” viễn thông AT&T và Verizon dưới sức ép của giới chính trị Washington đã từ bỏ kế hoạch bán điện thoại do tập đoàn Trung Quốc sản xuất tại thị trường này. Các quan chức tình báo Mỹ cấp cao vào tháng 2 trước đã khuyên công dân nước này hạn chế sử dụng những sản phẩm lẫn dịch vụ của Huawei và ZTE để giảm nguy cơ bị nghe lén, thông tin cá nhân bị lấy cắp hoặc sửa đổi.

Ngoài Mỹ, lãnh đạo các nước châu Âu vào năm 2017 cũng đã nhất trí xem xét, sàng lọc lại những khoản đầu tư của doanh nghiệp nhà nước Bắc Kinh tại đây.

Mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Đức Brigitte Zypries cho biết sẽ “đặc biệt cảnh giác” với vụ tỉ phú Lý Thư Phúc, ông chủ Tập đoàn sản xuất xe hơi Cát Lợi của Trung Quốc, trở thành cổ đông lớn nhất của Daimler AG, công ty sở hữu thương hiệu Mercedes-Benz nổi tiếng. Bộ trưởng nhấn mạnh sự mở cửa thị trường của Berlin không nên bị sử dụng như cánh cổng cho các lợi ích chính trị - công nghiệp của các quốc gia khác.

Cẩm Bình (theo Reuters, Tân Hoa Xã)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc than thở bị đối xử bất công khi đầu tư ra nước ngoài