Theo Reuters, Trung Quốc đã tiêm vắc xin COVID-19 cho hàng chục ngàn công dân của mình bất chấp những lo ngại từ các chuyên gia về tính an toàn của các loại vắc xin chưa hoàn thành thử nghiệm tiêu chuẩn.
Trung Quốc đã khởi động chương trình sử dụng vắc xin COVID-19 khẩn cấp vào tháng 7.2020. Ba loại vắc xinCOVID-19 được phát triển bởi một đơn vị của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) và Sinovac Biotech (niêm yết tại Mỹ).
Loại vắc xin COVID-19 thứ tưdo CanSino Biologics phát triển đã được quân đội Trung Quốc chấp thuận sử dụng vào tháng 6.
Nhằm mục đích bảo vệ những người lao động cần thiết và giảm khả năng bùng phát dịch bệnh trở lại, việc tiêm vắc xin COVID-19 ởTrung Quốc thu hút sự chú ý toàn cầu.
Bắc Kinh không công bố dữ liệu chính thức về sự tiếp nhận của các nhóm mục tiêu trong nước, bao gồm nhân viên y tế, vận tải và thị trường thực phẩm. Song,Tập đoàn China National Biotec Group (CNBG), đơn vị của Sinopharm đang phát triển hai loại vắc xin sử dụng khẩn cấp.
Sinovac Biotech đã xác nhận rằng ít nhất hàng chục ngàn người đã được tiêm vắc xin COVID-19. Ngoài ra, CNBG cho biết đã tiêm hàng trăm ngàn liều. Một trong hai loại vắc xin COVID-19 của CNBG sẽ tiêm hai hoặc ba mũi cho một cá nhân.
Bắc Kinh đã thực hiện một cách tiếp cận công khai từ trên xuống để xác nhận các vắc xin thử nghiệm và thúc đẩy sự hỗ trợ của cộng đồng. Trong số những người xếp hàng để được tiêm vắc xin sớm có Giám đốc điều hành Sinovac và Sinopharm cùng trưởng bộ phận nghiên cứu của quân đội.
Chuyên gia về an toàn sinh học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) trong tuần này tiết lộ rằng cô được tiêm vắc xin COVID-19 vào tháng 4 và thông báo về khả năng ít nhất một loại vắc xin sẽ sẵn sàng để sử dụng công khai vào đầu tháng 11 ở nước này.
“Đến nay, trong số những người được tiêm chủng, không có ai bị bệnh. Đến nay, chương trình tiêm chủng hoạt động rất tốt. Không có tác dụng phụ nào xảy ra”, Guizhen Wu nói trên kênh truyền hình nhà nước.
Chia sẻ từ Guizhen Wu hoàn toàn phù hợp với nhận xét của CNBG vào tuần trước rằng không ai trong số hàng chục ngàn người được tiêm vắc xin bị nhiễm bệnh khi đi du lịch đến các quốc gia và khu vực có nguy cơ cao. “Không có trường hợp phản ứng bất lợi rõ ràng nào”, CNBG nói.
Cách tiếp cận của Trung Quốc trái ngược với nhiều nước phương Tây, nơi các chuyên gia đã cảnh báo không cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 chưa hoàn thành thử nghiệm, với lý do thiếu hiểu biết về hiệu quả lâu dài và các tác dụng phụ tiềm ẩn.
Anna Durbin, nhà nghiên cứu vắc xin COVID-19 tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), mô tả chương trình sử dụng khẩn cấp của Trung Quốc là “rất có vấn đề”, nói rằng không thể đánh giá hiệu quả mà không có nhóm đối chứng tiêu chuẩn thử nghiệm lâm sàng.
“Bạn đang tiêm vắc xin cho mọi người và không biết liệu nó có bảo vệ họ hay không”, Durbin nói với Reuters, đồng thời cho biết thêm những người được tiêm vắc xin thử nghiệm có thể bỏ qua các biện pháp bảo vệ khác.
Sự an toàn của vắc xin COVID-19 đã được chú trọng vào tuần trước khi AstraZeneca tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối với vắc xin của họ. Đó làmột trong những loại vắc xin tiên tiến nhất đang được phát triển.
Công ty đã tiếp tục các thử nghiệm ở Anh vào cuối tuần qua sau khi được các cơ quan giám sát an toàn bật đèn xanh. AstraZeneca cùng các nhà sản xuất vắc xin hàng đầu phương Tây khác đã cam kết duy trì các tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học và bác bỏ mọi áp lực chính trị để thúc đẩy quá trình này.
Nga là một trong số ít các quốc gia khác cho phép sử dụng vắc xin COVID-19 đang thử nghiệm có tên Sputnik V. Ấn Độ đang xem xét việc cấp phép khẩn cấp vắc xin COVID-19, đặc biệt cho người cao tuổi và những người ở nơi làm việc có nguy cơ cao.
UAE đã cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 củaSinopharm trong tuần này, chỉ 6 tuần sau khi bắt đầu thử nghiệm trên người ở quốc gia này. Đây là đợt tiêm khẩn cấp ở nước ngoài đầu tiên với một trong những loại vắc xin của Trung Quốc,
Các quan chức UAE đã báo cáo về các tác dụng phụ nhẹ của vắc xin COVID-19 Trung Quốc nhưng không có tác dụng phụ nghiêm trọng trong các thử nghiệm đó.
Theo Reuters, vắc xin của CanSino Biologics đã được một số quốc gia tiếp cận và sự chấp thuận từ quân đội Trung Quốc giúp thu hút sự quan tâm từ nước ngoài.
CanSino Biologics, công tylên kế hoạch thử nghiệm ở Pakistan và Nga cho loại vắc xin COVID-19 được phát triển với đơn vị nghiên cứu quân sự của Trung Quốc, không bình luận về chuyện trên.
Zhang Yuntao, Phó chủ tịch CNBG nói với Reuters rằng công tyông đã nhận được sự quan tâm từ nước ngoài để mua khoảng 500 triệu liều vắc xin COVID-19 của họ.
“Trung Quốc rõ ràng muốn định hướng lại câu chuyện đó theo cách mà nước này được coi là một giải pháp chứ không phải là nguyên nhân gây ra đại dịch. Trớ trêu thay, câu chuyện đó có thể trở nên thuyết phục hơn khi ông Trump từ chối cơ hội của nhiều quốc gia trong việc tiếp cận vắc xin do Mỹ sản xuất”. Đó là nhận xét của Yanzhong Huang, Thành viên cấp cao về Y tế Toàn cầu, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ.
Hôm 14.9, Tổng thống Philippines - Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ ưu tiên mua vắc xin COVID-19 của Trung Quốc và Nga, nói rằng chính phủ nước nàyđã có các cuộc đàm phán với cả hai.
Theo ông Rodrigo Duterte,không giống các quốc gia khác, Trung Quốc không đòi "phí đặt cọc" hoặc thanh toán trước.
“Một điều tốt ở Trung Quốc là bạn không cần phải cầu xin, không cần phải năn nỉ. Một điều sai lầm về các nước phương Tây là tất cả chỉ có lợi nhuận, lợi nhuận, lợi nhuận”,ông Rodrigo Duterte nói.
Xem thêm:Tổng thống Trump nói Mỹ sắp có vắc xin COVID-19, cà khịa ông Obama
Sau Tổng thống Trump và con trai, Triller thu hút được ngôi sáng lớn nhất của TikTok
Apple ra mắt iPad Air thế hệ 4 với sự thay đổi lớn nhất, iPad thế hệ 8 giá rẻ
Bị Ấn Độ cáo buộc đặt mạng lưới cáp quang ở biên giới, Trung Quốc chối bay: Vì sao?
Bộ Quốc phòng Nhật công bố quy trình đối phó với UFO đe dọa an ninh quốc gia
Vì sao CEO ByteDance từ chối 20 tỉ USD của Microsoft, nhờ Oracle cứu TikTok?
Người dùng sướng vì TikTok hợp tác với Oracle, đồng minh khuyên ông Trump bác bỏ thỏa thuận
Tổng thống Trump phải hủy lệnh hành pháp nếu đồng ý thỏa thuận TikTok và Oracle
YouTube chính thức ra mắt Shorts để cạnh tranh với TikTok
Trung Quốc cung cấp vắc xin COVID-19 cho dân vào tháng 11, chuyên gia nói tiêm từ tháng 4
Học giả Trung Quốc nói bị cấm đến Úc sau khi thả biểu tượng cảm xúc vào nhóm WeChat
ByteDance từ chối bán TikTok cho Microsoft, chọn Oracle là đối tác công nghệ
TikTok gặp khó ở Nhật, được Philippines ủng hộ, bị kiện tại Việt Nam, đóng thuế cho Indonesia
Apple mở hội, TikTok và Huawei hồi hộp chờ ngày ‘tử thần’ 15.9
Thiết kế iPhone 12 Pro lộ diện trong video của chủ kênh YouTube 8,28 triệu subcribe
Nhân Hoàng