Theo Newsweek, khi cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động bắt đầu tác động kinh tế Trung Quốc, một số chuyên gia kinh tế Trung Quốc đã kêu gọi chính phủ kiểm soát lĩnh vực tư nhân trong nước.

Trung Quốc và dự tính kiểm soát DN tư nhân do cuộc chiến thương mại với Mỹ

Trần Trí | 04/10/2018, 06:11

Theo Newsweek, khi cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động bắt đầu tác động kinh tế Trung Quốc, một số chuyên gia kinh tế Trung Quốc đã kêu gọi chính phủ kiểm soát lĩnh vực tư nhân trong nước.

Trong một bài báo mới đây, chuyên gia tài chính lão làng Wu Xiaoping viết: “Kinh tế tư nhân đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, giúp các doanh nghiệp nhà nước đại nhảy vọt, và nay lĩnh vực tư nhân nên dần đứng qua một bên”.

Sau đó, bài viết bị gỡ, nhưng Frank Xie, giáo sư trợ giảng ở Đại học Nam Carolina Aiken nói khi cho phép đăng bài viết, xem ra Bắc Kinh muốn nắm bắt tâm trạng của người dân về ý tưởng dẹp bỏ kinh tế tư nhân.

Ông nói: “Tại Trung Quốc, khi có điều gì đó mà chính phủ không muốn dân nghe, điều đó sẽ không còn hiện hữu ngay sau khi nó xuất hiện trên mạng xã hội WeChat, Internet, và nó sẽ bị xóa bỏ, gỡ ngay lập tức. Nhưng bài viết của ông ấy đã trụ khá lâu”.

Kinh tế tư nhân từng là chìa khóa để Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Các công ty tư nhân đóng góp 60% vào GDP Trung Quốc, tạo ra 80% việc làm ở các vùng thành thị. Nhưng khi SOE lớn hơn, mạnh hơn thì lĩnh vực tư nhân ngày càng gặp khó khăn.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), các công ty tư nhân ở Trung Quốc đang đối mặt với tình hình ngày càng khó khăn. Trong 7 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận của các công ty công nghiệp tư nhân đã giảm gần 28% so với năm trước. Ngược lại, các công ty nhà nước (SOE) tăng lợi nhuận hơn 28% trong cùng kỳ, với sức tăng trưởng tiếp tục tăng tốc.

Các công ty Trung Quốc còn đối mặt với sức ép phụ, từ việc chính phủ Mỹ áp mức thuế trị giá 250 tỉ USD lên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu. Bắc Kinh trả đũa bằng mức thuế 110 tỉ USD đánh lên hàng hóa Mỹ. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc phải điều chỉnh theo chi phí mới cùng các thực tiễn kinh tế.

Ngay từ tháng 7, một chuyên gia pháp lý đã có một bài đóng góp ý kiến trên giới truyền thông nhà nước, cảnh báo Trung Quốc sẽ phải chứng kiến làn sóng công ty bị phá sản, hậu quả của cuộc chiến thương mại. Bài viết có đoạn này: “Sự chuẩn bị bảo đảm thành đạt, sự thiếu chuẩn bị có nghĩa thất bại”.

Nhưng dù có sự đồn đoán chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát kinh tế tư nhân, Chủ tịch Tập Cận Bình hồi cuối tháng 9 hứa: Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ lĩnh vực tư nhân, đồng thời củng cố doanh nghiệp SOE.

Trong chuyến thị sát vùng đông bắc, ông Tập nói dù khối doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò hỗ trợ vững chắc, các doanh nghiệp nhà nước vẫn cần tiếp tục phát triển “mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn”.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng hứa chính phủ cũng yểm trợ mạnh cho lĩnh vực tư nhân, chỉ đạo chính quyền giảm gây phiền nhiễu đối với các công ty tư nhân, và chỉ đạo ngân hàng không được ưu ái các công ty nhà nước trong chuyện cho vay tiền.

Từ khi nắm quyền lực năm 2012, ông Tập bị trách không làm gì nhiều để tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước đang ngày càng có xu hướng phình to. Các SOE này chiếm vị thế áp đảo trong một số ngành như viễn thông hay thép.

Các SOE thường bị chỉ trích vì tập trung quá nhiều vào việc duy trì công ăn việc làm cho người lao động, thay vì sáng tạo các mô hình kinh doanh mới.

Nhưng ông Long Quốc Cường, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển (thuộc chính phủ Trung Quốc) nói với SCMP ngày 30.9, rằng có sự hiểu lầm về hoạt động của các SOE.

Ông nói: “Mỹ nghĩ các SOE đại diện chính quyền, nhưng từ khi Trung Quốc cải cách kinh tế hồi 40 năm trước, chúng tôi đã nhấn mạnh các doanh nghiệp nhà nước hiện đại hoạt động theo hướng kinh tế thị trường, và họ không đại diện chính phủ”.

Ông còn nói chính sách của Trung Quốc là đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài, công ty tư nhân trong nước và SOE. Ông cũng nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục củng cố lĩnh vực công, bất chấp sự chỉ trích của nước ngoài và trong nước.

Ông Long, thường cố vấn cho chính phủ Trung Quốc về chính sách kinh tế, còn khẳng định: “Các SOE lập công lớn theo nghĩa đóng góp cho nền kinh tế”, và với công cuộc cải tổ thì tiềm năng của họ được “giải phóng”.

Vĩnh Thụy (theo Newsweek)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đề nghị kỷ luật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc và dự tính kiểm soát DN tư nhân do cuộc chiến thương mại với Mỹ