Trung Quốc và Nhật Bản sẽ canh giữ thương mại tự do và giữ chắc tăng trưởng toàn cầu, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu hôm 25/10, khi Thủ tướng Nhật Bản đến Bắc Kinh trong một chuyến viếng thăm giữa bối cảnh xung đột thương mại với Mỹ.

'Trung Quốc và Nhật sẽ canh giữ thương mại tự do', Thủ tướng Lý kêu gọi

Anh Đủ | 26/10/2018, 16:01

Trung Quốc và Nhật Bản sẽ canh giữ thương mại tự do và giữ chắc tăng trưởng toàn cầu, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu hôm 25/10, khi Thủ tướng Nhật Bản đến Bắc Kinh trong một chuyến viếng thăm giữa bối cảnh xung đột thương mại với Mỹ.

Chuyến viếng thăm ba ngày của ông Shinzo Abe dự kiến sẽ tạo ra một tầm mới về hợp tác giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á. Chuyến đi cũng dự kiến thúc đẩy lòng tin vốn đã mong manh vào thời gian kể từ khi hai bên khôi phục quan hệ ngoại giao vào năm 1972.

“Chúng tôi hy vọng song phương sẽ tận lực để thúc đẩy hòa bình khu vực, canh giữ chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do, và trở thành trục ổn định, tăng trưởng và động lực không chỉ cho châu Á mà còn cho thế giới,” ông Lý phát biểu trong một diễn văn tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh.

Ông Abe đã đến sớm hơn nhiều giờ trong cuộc họp thương đỉnh song phương chính thức đầu tiên với các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong vòng bảy năm. Ông cho rằng hai quốc gia đang giữ “một vai trò cần thiết trong phát triển kinh tế không chỉ của châu Á mà còn của thế giới.”

Trong năm qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc tiếp cận với Nhật Bản và các nước khác khi đối đầu với Mỹ. Nhật Bản có những vấn đề thương mại riêng với Mỹ.

Trong khi lo ngại về hải lực của Trung Quốc đang mạnh lên, Nhật Bản cũng quan tâm thắt chặt thêm quan hệ kinh tế với đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, nhưng nước này phải xoay sở để sự xích lại gần không làm xáo trộn an ninh quan yếu của đồng minh Nhật Bản là Mỹ.

Ông Abe trở lại cầm quyền vào năm 2012 khi mối quan hệ Trung-Nhật căng thẳng do tranh chấpcác hòn đảo. Ông đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều lần kể từ cuộc đối thoại lạnh nhạt vào năm 2014 bên lề một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh.

Nhưng cuộc hội kiến với ông Tập vào ngày 26/10 sẽ là cuộc hội nghị thương đỉnh Trung-Nhật toàn diện kể từ năm 2011.

Quốc kỳ hai nước treo dọc theo Đại lộ Changan, một đường phố cắt ngang Bắc Kinh gần Quảng trường Thiên An Môn.

Hai nước láng giềng sẽ ký 50 biên bản ghi nhớ dự án trong chuyến viếng thăm của ông Abe, theo một tài liệu dự thảo mà Reuters được xem. Các dự án từ năng lượng và y tế đến tài chính và xe hơi, dự thảo cho biết việc đó.

“Chúng tôi muốn thúc đẩy hợp tác ở các nước thứ ba như là một phần của phát kiến Nhất đới nhất lộ, và đưa hợp tác song phương lên một tầm cao mới,” ông Lý nói.

Không thoải mái

Nhưng dự án Nhất đới nhất lộ bị chỉ trích vì dồn cho các nước nghèo các khoản nợ do các dự án lớn không khả thi về mặt kinh tế. Trung Quốc phản đối các chỉ trích.

Các quan chức quốc phòng của Nhật Bản rất cảnh giác về các hàm ý quân sự, và Tokyo đang thúc đẩy Chiến lược Thái Bình dương tự do và mở để đẩy mạnh thương mại và hạ tầng ở châu Á, châu Phi và Trung Đông.

Nhật Bản muốn bảo đảm bất kỳ dự án chung nào với Trung Quốc đều minh bạch, mở và lành mạnh về mặt tài chính.

Nhật Bản cũng hy vọng sẽ tiến tới thực hiện một thỏa thuận về hợp tác phát triển các mỏ khí trong vùng biển tranh chấp, và muốn Trung Quốc nới lỏng giới hạn nhập khẩu đối với sản phẩm từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa hạt nhân Fukushima 2011.

Mặc dầu tan băng trong quan hệ, ngờ vực vẫn cứ còn. Lịch sử thời chiến vẫn day dứt, với Trung Quốc thường phàn nàn rằng Nhật Bản không hoàn toàn chuộc lỗi về việc chiếm đóng các nơi của Trung Quốc trước và trong Thế chiến II.

“Chỉ nhìn những lá quốc kỳ của hai nước treo cạnh nhau trên Đại lộ Changan như thế nào làm cho tôi thấy không thoải mái,” một người dùng trên nền tảng blog của Weibo nói. “Thời chiến tranh của Nhật Bản vẫn còn gây đau đớn.”

Một số người dùng khác kêu gọi thận trọng đối với chuyến thăm của ông Abe, cáo buộc một Nhật Bản “tham vọng” trở thành người láng giềng hai mặt.

Nhưng song phương hy vọng những chuyến thăm khác sẽ tiếp tục.

“Nếu ông Tập hứa đến Nhật Bản trong năm tới, điều đó rất có ý nghĩa,” Kiyoyuki Seguchi, giám đốc nghiên cứu Viện Canon về nghiên cứu toàn cầu ở Tokyo, nói. “Nếu điều đó thành, sự cải thiện quan hệ Nhật-Trung sẽ tăng tốc.”

Trần Bích (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Trung Quốc và Nhật sẽ canh giữ thương mại tự do', Thủ tướng Lý kêu gọi