Chương trình Sáng kiến Minh bạch hàng hải (AMTI) công bố hình ảnh cho thấy Trung Quốc xây dựng một cấu trúc mới trên Đá Bông Bay trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trung Quốc xây dựng phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa

22/11/2018, 11:41

Chương trình Sáng kiến Minh bạch hàng hải (AMTI) công bố hình ảnh cho thấy Trung Quốc xây dựng một cấu trúc mới trên Đá Bông Bay trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Biển Đông bất chấp quốc tế phản đối - Ảnh: AMTI

AMTI phân tích ảnh vệ tinh cho thấy cấu trúc mới có kích thước nhỏ, được che chắn bởi mái che radar cùng các tấm pin năng lượng mặt trời.

Hiện chưa rõ công năng của cấu trúc nêu trên và mái che radar, nhưng AMTI suy đoán chúng có thể được dùng cho mục đích quân sự.

“Đá Bông Bay nằm ngay cạnh các tuyến vận tải chính chạy giữa hai quần đảo Hoàng Sa với Trường Sa, nên đây là điểm đặt cảm biến hấp dẫn để thu thập thông tin tình báo”, theo AMTI. Chương trình này còn cảnh báo sắp tới có khả năng sẽ xuất hiện thêm nhiều cấu trúc tương tự ở những nơi khác trên Biển Đông.

Phía Trung Quốc không đưa ra bình luận gì. Đây là diễn biến mới nhất trong hoạt động bồi đắp-xây dựng và quân sự hóa trái phép của cường quốc châu Á này với những thực thể địa lý thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ảnh vệ tinh chụp cấu trúc xây dựng phi pháp trên Đá Bông Bay thuộc Hoàng Sa - Ảnh: AMTI

Trong một diễn biến khác, trang Học tập Thời báo của Trung Quốc hôm 21.11 đăng một bài xã luận kêu gọi tập trung xây công trình dân sự, ít tính quân sự để tránh gây lo ngại.

Trang này nhận định: “Can thiệp quân sự chưa từng có từ bên ngoài là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình cũng như ổn định tại Biển Đông. Nếu quân đội ta không có năng lực răn đe đủ mạnh thì bảo vệ hòa bình, ổn định chỉ là lý thuyết suông”.

Bất chấp nhiều nước phản đối, Trung Quốc đã xây dựng phi pháp trạm radar, nhà chứa máy bay và kho tên lửa trên các thực thể địa lý tranh chấp.

Tuy nhiên Học tập Thời báo nhấn mạnh yếu tố phi quân sự nên giữ vai trò lớn hơn. Điều này có nghĩa công trình như hải đăng, sân bay dân sự, trạm tìm kiếm-cứu hộ, nghiên cứu khí tượng, dự báo thời tiết cần được tập trung phát triển. Trang này biện minh những công trình này sẽ giúp ích cho hoạt động chống khủng bố, chống cướp biển, hợp tác bảo vệ hòa bình của cộng đồng quốc tế.

Dù từng tuyên bố sẵn sàng cho phép quốc gia khác trong khu vực sử dụng công trình dân sự mà họ xây dựng phi pháp, nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ cung cấp thông tin cụ thể về chúng.

Cẩm Bình (theo Reuters)

Bài liên quan
Huawei trỗi dậy, doanh số iPhone ở Trung Quốc quý 1/2024 giảm đến 19%, tệ nhất kể từ năm 2020
Dữ liệu thị trường cho thấy doanh số iPhone ở Trung Quốc đã giảm 19% trong quý 1/2024, thành tích tồi tệ nhất kể từ năm 2020, khi sự thống trị của Apple ở phân khúc cao cấp phải đối mặt với áp lực từ Huawei.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc xây dựng phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa