Trung Quốc hiện đang xây dựng Cảng hàng không vũ trụ phương Đông ở ngoài khơi thành phố Hải Dương, tỉnh Sơn Đông. Khi đi vào vận hành, sân bay vũ trụ sẽ được sử dụng để phóng các phương tiện hạng nhẹ, chế tạo và bảo dưỡng tên lửa, vệ tinh và các ứng dụng không gian liên quan.

Trung Quốc xây dựng sân bay vũ trụ trên biển để phóng tên lửa

13/09/2020, 08:55

Trung Quốc hiện đang xây dựng Cảng hàng không vũ trụ phương Đông ở ngoài khơi thành phố Hải Dương, tỉnh Sơn Đông. Khi đi vào vận hành, sân bay vũ trụ sẽ được sử dụng để phóng các phương tiện hạng nhẹ, chế tạo và bảo dưỡng tên lửa, vệ tinh và các ứng dụng không gian liên quan.

Vụ phóng đầu tiên từ Cảng vũ trụ phương Đông đã diễn ra vào ngày 5.6.2019 - Ảnh: CASC

Tên lửa Trường Chinh 11 được phóng trên biển Hoàng Hải vào ngày 5.6.2019 - Video: SciNews

Trong tương lai gần, các sân bay vũ trụ nổi trên biển ​​sẽ phổ biến hơn rất nhiều. Công ty SpaceX của Elon Musk đang tuyển “các kỹ sư vận hành ngoài khơi” để phát triển sân bay vũ trụ nổi cho Starship, hệ thống vận chuyển thế hệ mới được thiết kế để đưa con người đi lại giữa Trái đất và Mặt trăng, sao Hỏa hoặc bất kỳ điểm đến nào trong không gian sâu. Trung Quốc, thành viên mới nhất của “câu lạc bộ” các siêu cường trong không gian, cũng đang xây dựng Cảng hàng không vũ trụ phương Đông ở ngoài khơi thành phố Hải Dương, tỉnh Sơn Đông.

Cơ sở phóng di động này được phát triển bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC). Khi đi vào vận hành, sân bay vũ trụ sẽ được sử dụng để phóng các phương tiện hạng nhẹ, chế tạo và bảo dưỡng tên lửa, vệ tinh và các ứng dụng không gian liên quan. Là cơ sở phóng thứ 5 của Trung Quốc, cảng vũ trụ ngoài khơi bán đảo Sơn Đông sẽ góp phần phát triển cụm sản xuất công nghiệp và hàng không vũ trụ trong khu vực, bao gồm xây dựng tổ hợp phóng thương mại gần Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền.

Việc bổ sung bệ phóng trên biển giúp giảm thiểu rủi ro đối với những khu vực đông dân cư. Hiện tại, tất cả cơ sở phóng khác của Trung Quốc đều nằm trong đất liền, bao gồm Tửu Tuyền (tây bắc), Thái Nguyên (miền bắc), Tây Xương (tây nam) và khu vực ven biển Văn Xương trên đảo Hải Nam (miền nam). Các vụ phóng từ những địa điểm này thường dẫn tới việc các tầng tên lửa đã sử dụng rơi trở lại mặt đất, đòi hỏi công tác đảm bảo an toàn và thu gom mảnh vỡ.

Công trình sân bay vũ trụ nổi cũng đáp ứng tốc độ mở rộng dịch vụ phóng của Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong 20 năm qua, quốc gia này đã chứng kiến ​​sự gia tăng theo cấp số nhân của các vụ phóng sử dụng dòng tên lửa Trường Chinh. Vào năm 2001, Cơ quan Không gian quốc gia Trung Quốc (CNSA) chỉ thực hiện một vụ phóng bằng tên lửa Trường Chinh 2F. Con số này đã tăng lên 37 lần vào năm 2018 khi Trung Quốc sử dụng kết hợp các mẫu Trường Chinh 2, 3, 4 và 11.

Biểu đồ thể hiện số lần phóng hàng năm của Trung Quốc - Ảnh: Visme.co

Trung Quốc đang có một chương trình không gian đầy tham vọng và đã tiến hành 26 vụ phóng trong năm nay, bất chấp những hạn chế do đại dịch COVID-19 gây ra. Tháng 1.2019, tàu thám hiểm Hằng Nga 4 của nước này đã hạ cánh thành công xuống vùng tối của Mặt trăng. Cuối tháng 6 năm nay, Trung Quốc đã phóng vệ tinh cuối cùng trong hệ thống định vị Bắc Đẩu nhằm cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ. Đến ngày 23.7, tàu vũ trụ Thiên Vấn-1 cũng được phóng thành công từ đảo Hải Nam, bắt đầu hành trình 7 tháng tới sao Hỏa.

Ba tuần trước, CASC đã ký một thỏa thuận với Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC). Thỏa thuận hợp tác này nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trên trường quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của các năng lực chiến lược quốc gia và quân sự.

Vụ phóng đầu tiên từ Cảng vũ trụ phương Đông đang xây dựng diễn ra vào ngày 5.6.2019, khi tên lửa Trường Chinh 11 vận chuyển 7 vệ tinh lên quỹ đạo. CASC dự định tiến hành vụ phóng thứ hai bằng tên lửa Trường Chinh 11 trước dịp cuối năm 2020.

Long Hải (theo Phys.org)

Bài liên quan
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc gặp Nvidia khi rộ tin Mỹ sắp trừng phạt thêm 200 công ty chip
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến ​​sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc xây dựng sân bay vũ trụ trên biển để phóng tên lửa