Trong quá trình đổi mới, giáo dục đại học còn gặp không ít khó khăn, bất cập cần những giải pháp hữu hiệu từ bộ đến các cơ sở đào tạo, đặc biệt khi Bộ dự tính bỏ điểm sàn khi xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Trường đại học khó tự chủ vì tình trạng 'một cổ nhiều tròng'

Hải Yến | 03/01/2017, 15:18

Trong quá trình đổi mới, giáo dục đại học còn gặp không ít khó khăn, bất cập cần những giải pháp hữu hiệu từ bộ đến các cơ sở đào tạo, đặc biệt khi Bộ dự tính bỏ điểm sàn khi xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Là một chuyên gia giáo dục có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống phát triển của các trường, Giáo sưNguyễn Minh Thuyết cho rằng ở trong giai đoạn cạnh tranh để giành được những thí sinh "chất lượng" buộc các trường phải thay đổi tư duy năng lực để thu hút sinh viên. Đặc biệt ở các trường đại học ngoài công lập, với quan niệm giáo dục toàn diện, thực học, thực hành, coi chất lượng giảng viên là “sự sống còn”, các trường tư luôn tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường bằng cách tuyển thêm nhiều giảng viên giỏi từ các trường đại họcnổi tiếng. Hơn nữa, họ còn mời các thầy cô là giám đốc những công ty, tập đoàn lớn về trường để trực tiếp giảng dạy mà tiêu biểu là các trường như ĐH Nguyễn Trãi, ĐH FPT, ĐH Đại Nam... Nhờ đó mà sinh viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ chính các giảng viên và lắng nghe những câu chuyện thực tế đầy thú vị.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng tự chủ đại học phải có sự giám sát chặt chẽ, không để cho thí sinh cùng với phụ huynh bị lừa ở mê hồn trận thông tin

Một thực tế gây bất lợi trong môi trường học tập ở các trường ĐH công lập nói chung là số lượng sinh viên quá lớn trong một lớp học. Bước vào những ngôi trường lớn, như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Hà Nội,... sinh viên thường học trên các giảng đường lớn lên tới cả trăm người, nên cơ hội được học hỏi và kết nối với giảng viên không cao, tạo nên một không khí xa cách dẫn tới hứng thú học tập cũng ngày một ít đi. Ngược lại ở các trường ngoài công lập sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên lại dễ dàng hơn vì sĩ số lớp học không nhiều, chỉ bằng 1/2 so với các trường công lập.

Chúng ta không thể phủ nhận rằng một thực trạng đang tồn tại trong rất nhiều năm qua ở các trường đại học nước ta là công tác quản lý sinh viên còn rất nhiều lúng túng, bất cập đưa đến kết quả là quá trình đào tạo chất lượng đạt được còn chưa cao. Vì thế, cần phải có những giải pháp khả thi để khắc phục một cách hiệu quả thực trạng nói trên nhằm đáp ứng một đỏi hỏi hết sức bức thiết đó là nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên hệ vừa làm, vừa học. Để có thể khắc phục được thực trạng này theo các chuyên gia giáo dục cần phải có một sự đánh giá thật nghiêm túc, một cái nhìn toàn diện, một sự điều chỉnh đồng bộ ở tất cả các khâu trong quá trình tổ chức và giảng dạy của nhà trường.

“Làm giáo dục rất cần đến sự sáng tạo. Tuy nhiên trước khi nói đến sáng tạo cần nắm vững các nguyên tắc cơ bản, các quy trình cơ bản về giáo dục, về dạy học. Các nguyên tắc này không do một ai định ra mà được đúc kết, đối chứng và công nhận qua nhiều thế hệ, qua ảnh hưởng của nhiều quốc gia khác nhau. Dạy học rất cần đến tính kế thừa. Trong giảng dạy đại học hiện nay đang tồn tại tình trạng phủ nhận, hay vô tình quên lãng những chuẩn mực những quy trình có tính kinh điển ở các bậc học trước thậm chí việc công bố "chuẩn đầu ra" của các trường còn mang nặng tính hình thức, sẽ ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao chất lượng đào tạo. Để nâng cao chất lượng, các trường cần ghiên cứu, khảo sát, điều tra sinh viên tốt nghiệp để thấy điểm yếu trong chuẩn đầu ra của hệ thống giáo dục hiện nay, từ đó có giải pháp cho nâng cao chất lượng tại trường mình.” – ông Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng trường Đại họcNgoại thương khẳng định.

Giáo sư Nguyễn Quý Thanh - Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, ĐHQH Hà Nội cho rằng, để nâng cao chất lượng, các cơ sở đào tạo cần thực hiện kiểm định trường, kiểm định chương trình đào tạo và công bố công khai kết quả kiểm định trên trang thông tin điện tử của trường; cam kết, chịu trách nhiệm về điều kiện bảo đảm chất lượng, khả năng tìm việc làm và gia nhập thị trường lao động của người học. Ngành GD-ĐT cần đẩy mạnh tự chủ trong giáo dục đại học, ban hành các quy định về chuẩn kiểm định chất lượng để chuyển từ quản lý chất lượng đầu vào sang quản lý chặt chẽ chất lượng đầu ra. Quy định bắt buộc các cơ sở đào tạo phải công khai, minh bạch thông tin về chất lượng đào tạo, mức thu học phí và các thông tin khác theo quy định để người học lựa chọn và các bên liên quan cùng giám sát... nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao chất lượng giáo dục là một công việc khó khăn, phức tạp nhưng nhất định phải được bắt đầu và phải được làm quyết liệt. Tìm một giải pháp đồng bộ và tổng thể cho chất lượng giáo dục đại học là một bài toán lớn, bắt buộc phải có lời giải. Đã đến lúc những lời giải cho chất lương giáo dục phải được xem là công cụ đủ mạnh để quy tụ và khẳng định các phẩm chất cần thiết bắt buộc của giáo dục, khai thác trí tuệ và sự rạch ròi đồng bộ của tất cả những gì liên quan đến giáo dục.

Chia sẻ riêng với phóng viên báo điện tử Một Thế Giớitại Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ V, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay: Tự chủ đại học giúp tăng tính cạnh tranh giữa các trường và nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ công chức nhà trường. Song, mức độ thực hiện quyền tự chủ giữa các trường có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực tự chủ (đặc biệt là năng lực quản trị, năng lực đội ngũ) của từng trường. Khó khăn mà các trường đại học tự chủ đang mắc phải chính là các trường tại Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào Bộ GD-ĐT mà còn phụ thuộc vào các cơ quan chủ quản (các bộ, ngành hoặc UBND các địa phương). Một số các bộ ngành định hướng chiến lược phát triển trường, vô hình chung hạn chế quyền tự chủ của các trường. Mặc khác, một vấn đề là phát sinh quan hệ giữa Chủ tịch và Hội đồng trường với Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu cũng như Đảng ủy nhà trường.

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2017, Bộ xác định tăng cường quyền tự chủ của các trường, điển hình là tự chủ trong tuyển sinh, đồng thời tăng cường "hàng rào kỹ thuật" để các trường đại học phải có trách nhiệm. Các trường đại học khi công bố đề án tuyển sinh thì phải công khai điều kiện đảm bảo chất lượng. “Bộ GD-ĐT sẽ không giới hạn đầu vào tuyển sinh, nhưng các trường phải công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng để xã hội biết và giám sát. Khi tuyển sinh phải công khai bao nhiêu sinh viên/ 1 giáo viên, để xã hội giám sát”. Tự chủ gắn với kiểm định chất lượng để tránh tình trạng nhiều trường quảng cáo rất hoành tráng nhưng chất lượng kém khiến học sinh, phụ huynh bị lừa giữa mê hồn trận thông tin quảng bá. Chúng ta áp dụng tư duy “quản trị nhà trường” chứ không phải “quản lý nhà trường” -Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng chủ trương tiến tới đưa các trường ra ngoài các đơn vị trực thuộc và như vậy, Hội đồng trường sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hiện nayhội đồng trường vẫn chưa có thực quyền nhưng tới đây, khi thực hiện tự chủ thì phải tìm ra mô hình để các hội đồng trường có thực quyền, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của trường.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trường đại học khó tự chủ vì tình trạng 'một cổ nhiều tròng'