Về con số xuất siêu 2,59 tỉ USD năm 2016, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng số liệu này chưa hẳn đã là điều đáng mừng khi xuất siêu chủ yếu ở khu vực FDI, còn kinh tế trong nước vẫn phải nhập siêu.

TS Bùi Trinh: Việt Nam dường như 'xuất khẩu hộ' nước khác

Trí Lâm | 07/01/2017, 22:41

Về con số xuất siêu 2,59 tỉ USD năm 2016, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng số liệu này chưa hẳn đã là điều đáng mừng khi xuất siêu chủ yếu ở khu vực FDI, còn kinh tế trong nước vẫn phải nhập siêu.

Theo số liệu mà Tổng cục Hải quan công bố mới đây, tính đến hết ngày 15.12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt gần 333 tỉ USD, tăng 6,4% (hơn 19,9 tỉ USD) so với cùng kỳ năm 2015. Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư hơn 2,59 tỉ USD.

Bên canh đó, tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2016, cả nước có 25 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD so với 23 mặt hàng của năm 2015.

Như vậy, sau khinhập siêu khoảng 3 tỉ USD trong năm 2015 thì năm 2016, Việt Nam đã xuất siêu trở lại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, số liệu này chưa hẳn đã là điều đáng mừng khi xuất siêu chủ yếu ở khu vực FDI, còn kinh tế trong nước vẫnnhập siêu.

Các số liệu thống kê cũng cho thấy, tính chung cả năm 2016 xuất siêu 2,68 tỉ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 23,7 tỉ USD. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất với 28 tỉ USD trong năm 2016.

Trao đổi với Một Thế Giới, chuyên gia Bùi Trinh cho rằng, số liệu cơ quan thống kê cho thấy trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì khu vực FDI vẫn áp đảo với xấp xỉ 70% cơ cấu, cơ cấu này tăng khoảng 20 điểm phần trăm trong hơn 10 năm nhưng giá trị gia tăng của khu vực FDI trong GDP chỉ tăng khoảng 4-5 điểm phần trăm.

Theo chuyên gia này, các mặt hàng chúng ta xuất khẩu chủ yếu là điện thoại, linh kiện điện thoại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may… Đây là top những mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất Việt Nam năm vừa qua, lên tới cả vài chục tỉ USD.

“Như vậy, có thể thấy, xuất khẩu tăng mạnh chủ yếu tập trung ở các nhóm hàng thuộc khối FDI sản xuất và những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ, mang nặng tính gia công, lắp ráp là chủ yếu. Hàm lượng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm rất thấp. Những sản phẩm thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dường như là xuất khẩu “hộ” nước khác” – TS Bùi Trinh nói.

Tuy nhiên, ông Bùi Trinh cũng nêu ra một điểm sáng, đó là việc xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, thuỷ sản (chỉ trừ có mặt hàng gạo giảm) đang tăng lên, còn xuất khẩu dầu thô, than đá… theo kiểu đào tài nguyên lên bán cógiảm đi.

“Tôi thấy cần tập trung vào cấu trúc lại về ngànhdựa vào thế mạnh Việt Nam đang có, đừng quá chú trọng vào việc chúng ta xuất khẩu được bao nhiêu tỉ USD, vì những con số mà quên đi hiệu quả thực chất” – ông Trinh nói.

Cụ thể hơn, chuyên gia này cho biết, Việt Nam cần phải thay đổi cấu trúc ngành bằng việc giảm khu vực kinh tế gia công qua khu vực dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng khu vực kinh tế trong nước với lực lượng chính là doanh nghiệp nội địa. Còn nếu chỉ chú trọng phát triển kinh tế gia công thì Việt Nam không chỉ không thu được nhiều lợi ích mà còn bị ảnh hưởng về nhiều mặt.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Bùi Trinh: Việt Nam dường như 'xuất khẩu hộ' nước khác