Ngoài việc kiến nghị Chính phủ phê duyệt cơ chế đặc thù thực hiện cho các dự án ngành điện, Bộ Công Thương đề xuất thêm phương án xử lý ưu đãi thuế nhập khẩu đối với dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đề xuất đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 0%...
Ngành công thương đang gặp khó
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai năm 2017 toàn ngành công thương ngày 6.1, đại diện Bộ Công Thương cho biết năm 2016một số ngành công nghiệp lớn đang gặp phải những vấn đề khó khăn và thách thức mang tính chiến lượcnhư: Dầu khí, than, hóa chất, phân bón...
Cụ thể, với ngành dầu khí, Bộ Công Thương cho biếttrong những năm tới, sản lượng khai thác có xu hướng phải giảm dần do trữ lượng có hạn, khả năng tìm kiếm, thăm dò để nâng cao trữ lượng ngày càng khó khăn; việc mở rộng các dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác ở nước ngoài đang gặp phải những thách thức lớn(năm 2015, khai thác dầu thô trong nước đạt 16,88 triệu tấn, năm 2016 là 15,17 triệu tấn, kế hoạch năm 2017 là 12,28 triệu tấn).
Ngành than, mặc dù có trữ lượng lớn, nhưng hạn chế lớn nhất của ngành là điều kiện khai thác mỏ ngày càng xuống sâu và vận chuyển xa hơn làm cho giá thành sản xuất than tiếp tục có xu hướng tăng. Đồng thời, vấn đề đổi mới quản trị và công nghệ vẫn còn nhiềuhạn chế và là đòi hỏi có tính căn bản trong phát triển của ngành.
Ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợnhìn chung tới nay vẫn chưa có những giải pháp mang tính đột phá để tạo bước ngoặt cho phát triển của nhóm ngành có ý nghĩa hết sức quan trọng này. Nhiều cơ chế, chính sách đã được nghiên cứu ban hành nhưng hiệu quả thực thi trên thực tế chưa thực sự rõ ràng. Đây là điểm nghẽn lớn, tồn tại nhiều năm qua cần được tháo gỡ để tạo động lực thúc đẩy cho phát triển sản xuất công nghiệp của cả nước những năm tới đây.
Ngành hóa chất -phân bón, ngoài lĩnh vực sản xuất hóa chất cơ bản tương đối ổn định và có mức tăng trưởng khá, lĩnh vực sản xuất phân bón còn tồn tại 3 hạn chế lớn, trong đó phần lớn lại chủ yếu xuất phát từ phía chủ quan cần phải được xử lý. Đó là: Tình trạng buôn lậu, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường diễn biến phức tạp trong nhiều năm, chưa được đẩy lùi một cách căn bản; một số dự án lớn, trọng điểm của ngành hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả; nhu cầu sử dụng phân bón truyền thống tiếp tục xu hướng giảm đang tạo ra thách thức lớn cho phát triển của ngành. .
Càng lớn càng cần ưu đãi
Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh kiến nghị Chính phủ cho xử lý ưu đãi thuế nhập khẩu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ (GGU) đối với dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (hỗ trợ PVN thay mặt Chính phủ thực hiện cam kết ưu đãi thuế nhập khẩu sản phẩm cho Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong thời gian 10 năm sau ngày vận hành thương mại).
Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét một số giải pháp hỗ trợ cho các ngành dầu khí, than, phân bón..., trong đóđề xuất tiếp tục hỗ trợ đàm phán bảo lãnh Chính phủ với các nhà thầu nước ngoài trong dự án khí Lô B; rà soát các mức thuế, phí hiện đang áp dụng đối với ngành than; xem xét, điều chỉnh Nghị định số 203/2013/NĐ-CP về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Bộ trưởng cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ Tài chính và các bộngành liên quan xem xét, đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 0%;
Bên cạnh đó Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt cơ chế đặc thù thực hiện các dự án điện cấp bách trong Quyhoạch điện VII điều chỉnh; Phê duyệt khung giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2017 - 2020....
Tuyết Nhung