TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng: giải pháp cho BOT Cai Lậy là sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán tiền đầu tư cho nhà thầu về việc nâng cấp đoạn đường cũ qua thị xã và dời trạm thu phí BOT Cai Lậy vào đầu đoạn đường tránh mới xây.
Câu chuyện lùm xùm tại BOT Cai Lậy (Tiền Giang) vẫn chưa hạ nhiệt, nhiều lần phải xả trạm. Thậm chí tình hình ngày càng nónghơn khi sáng nay 2.12nhiều ngườilạ mặt xuất hiện hăm dọa tài xế. Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã huy động một số lượng lớn tiền có mệnh giá 100 đồng để thối lại những tài xế dùng tiền lẻ qua trạm.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, từ tháng 8.2017, khi trạm thu phí dừng, Bộ GTVT đã rà soát lại toàn bộ quy trình xây dựng BOT Cai Lậy, đặc biệt là dựa vào thanh tra của Bộ Xây dựng và kết luận 475 của Kiểm toán Nhà nước, thanh tra của Bộ GTVT.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế và tài xế cho rằng nhà đầu tư chỉ xây dựng tuyến đường tránh thì trạm thu phí bắt buộc đặt trên đường tránh chứ không thể đặt trên Quốc lộ1 đểthu tiền của những người không đi đường tránh.
Hơn nữa, Quốc lộ1 là hạ tầng cơ bản, được xây dựng từ ngân sách nhà nước, nhà đầu tư chỉ bỏ tiền tráng một lớp mặt đường mà vẫn thu phí với mức rất cao thì không thể chấpnhận. Theo đó, Nhà nước cần hoàn trả chi phí cải tạo quốc lộ mà nhà đầu tư đã bỏ ra và dời trạm BOT về đúng vị trí.
Viết trên trang Facebook cá nhân, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng giải pháp cho Cai Lậy là sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán tiền đầu tư (như họ công bố là 300 tỉ đồng) cho nhà thầu về việc nâng cấp đoạn đường cũ qua thị xã. Phương án thế nào là do thỏathuận giữa hai bên.
Đồng thời, chuyên gia này cho rằng Nhà nước cần yêu cầu kiểm toán, thanh tra lại dự án để đảm bảo giá thành và chất lượng. Mục đích của việc này là biến đoạn đường qua thị xã thực sự trở thành một hàng hóacông.
Ngoài ra, ông Thành cũngđề nghị dời trạm thu phí BOT Cai Lậy vào đầu đoạn đường tránh mới xây, nằm sau ngã ba, vì đây là đoạn đường được coi làhàng hóatư hoặc công tư hợp doanh (PPP). Mức phí về cơ bản do chủ đầu tư quyết định nhưng có một khả năng nhỏ chính quyền vẫn được phép can thiệp nếu thấy có yếu tố độc quyền.
Vẫn theo ông Thành, về nguyên tắc, chính quyền có quyền đặt thêm một trạm thu phí ở đầu đường vào thị xã. Trạm này độc lập với trạm bên đường tránhvà tiền thu về thuộc ngân sách nhà nước.
Trạm này có 2 mục đích: Thứ nhất là thu hồi một phần vốn sửa chữa và chi phí duy tu con đường. Tuy nhiên điều này phải được sự đồng ý của Trung ương vì đây là tài sản quốc gia. Thứ hai là mang tính chính sách, nhằm điều tiết lượng xe đi qua thị xã Cai Lậy theo ý chí của chính quyền, đặc biệt nhằm hạn chế các xe hạng nặng đi qua khu dân cư, bảo vệ đời sống người dân thị xã.
Bộ GTVT cho biết đã có văn bản lấy ý kiến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang và phân tích, so sánh phương án đặt trạm thu giá trên Quốc lộ 1 hiện hữu với phương án đặt trạm trên tuyến tránh, cụ thể như sau:
Phương án trạm thu giá đặt trên Quốc lộ 1: Phạm vi dự án bao gồm xây dựng tuyến tránh và đầu tư cải tạo, tăng cường mặt đường, cầu, hệ thống thoát nước trên Quốc lộ 1. Phương án nàysẽ đảm bảo thời gian hoàn vốn và hiệu quả tài chính cho dự án; mặt đường hiện hữu được cải tạo, tăng cường; giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên quốc lộ qua thị trấn Cai Lậy do lưu lượng xe được phân bổ cho cả hai tuyến Quốc lộ 1 và tuyến tránh.
Phương án trạm thu giá đặt trên tuyến tránh: Phạm vi dự án chỉ đầu tư xây dựng tuyến tránh. Phương án này có ưu điểm là chỉ thu giá phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến tránh (không thu phícác phương tiện đi vào nội thị trấn Cai Lậy), nhưng nhược điểm là không hạn chế được phương tiện đi qua thị trấn Cai Lậy trên Quốc lộ 1 hiện hữu do các phương tiện sẽ tránh trạm thu giá bằng việc không sử dụng tuyến tránh.
Hoài Phong