Việt Nam được xem là nước có những lợi thế đặc biệt đối với cà phê mà các quốc gia khác không thể có được. Tuy nhiên, nếu bắt tay và liên kết với các nước, cơ hội được cho là sẽ tăng lên gấp bội phần.

TS Nguyễn Văn Lạng: Việt Nam và Brazil có cơ hội hợp tác lớn về cà phê

tuyetnhung | 29/07/2019, 20:45

Việt Nam được xem là nước có những lợi thế đặc biệt đối với cà phê mà các quốc gia khác không thể có được. Tuy nhiên, nếu bắt tay và liên kết với các nước, cơ hội được cho là sẽ tăng lên gấp bội phần.

Trao đổi với PV báo điện tửMột Thế Giới về hướng đi hợp tác giữa Việt Nam và Brazil trong ngành cà phê thời gian tới, TS nông nghiệp Nguyễn Văn Lạng - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - nguyên Chủ tịch UBND Tỉnh Đăk Lăk đã có nhữngchia sẻ sâu sắc.

Ông đánh giá như thế nào về chính sách phát triển cà phê của Brazil?

- Châu Mỹ sản xuất trên 60% cà phê toàn cầu, trong đó Brazil là cường quốc số một thế giới về sản xuất và thứ 2 thế giới về tiêu thụ cà phê; là cường quốc cà phê Chè – Arabica.

Brazil có 3,5 triệu người trồng cà phê; 220.000 – 250.000 trang trại cà phê. Trong đó, 69% số trang trại có diện tích 10 ha; 4% số trang trại có diện tích trên 50 ha. Đồn điền có 2 loại nhỏ hơn 200 ha và lớn hơn 200 ha.

Ở Brazil người ta hay tính số cây hơn là diện tích (khoảng 2.500 – 2.600 cây/ha). Trên 55% sản lượng được tổ chức cơ giới hoá. Có 6 bang trồng cà phê chủ yếu: là Minas Gerais, Sao Paulo, Espirito Santo, Parana, Bahia và Rondonia. Có trên 200 nhà xuất khẩu cà phê (cà phê vối) và trên 3.500 nhà rang xay cà phê cung cấp cho trên 3.000 hãng cà phê. 75 – 80% cà phê của Brazil được xuất khẩu và còn lại 20 – 25% được chế biến và tiêu thụ trong nước. Sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt trên 20 – 25 triệu bao (60kg/bao).

Brazil có Uỷ ban thảo luận đề xuất chính sách cà phê Brazil; có Quỹ bảo vệ kinh tế cà phê FUNCAFÉ (vốn 1,1 tỉ USD năm 1998). Chính phủ thông qua FUNCAFÉ, hàng năm đầu tư tài chính, hỗ trợ cho các hoạt động cà phê (trồng trọt, thu hoạch, nghiên cứu, chế biến,…). Đây là vấn đề Việt Nam phải học và phải hợp tác.

Về tiềm năng phát triển cà phê của Việt Nam, ông nhận định thế nào?

- Việt Nam đã trở thành cường quốc của thế giới về cà phê vối (Robusta) và là cường quốc thứ 2 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê sau Brazil, với kim ngạch trên 3,4 tỉ USD. Việt Nam xuất khẩu trên 90% cà phê nhân, bắt đầu có cà phê bột và cà phê hoà tan. Tuy nhiên, giá cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn Brazil.

Người Việt Nam uống cà phê ít hơn người Brazil (tiêu thụ trong nước khoảng 7-8% sản lượng). Khoảng 8% diện tích cà phê là ở các nông trường quốc doanh. Hàng năm Chính phủ cũng có một số chính sách cho Cà phê như tạm trữ cà phê nhân; Đầu tư cho nghiên cứu các đề tài cà phê; Chương trình tái canh cà phê...

Tôi đánh giá cao chiến lược phát triển cà phê mà Chính phủ Việt Nam cùng các bộ, ngành, địa phương đã đặt ra nhằm hướng đến một nền sản xuất cà phê bền vững.

Hiện nay, Brazil và Việt Nam đang cùng đi đúng một con đường đó là tập trung phát triển cà phê, một sản phẩm nông nghiệp quan trọng của mỗi nước.

Ông có đề xuất gì cho việc hợp tác cà phê giữa Việt Nam và Brazil trong thời gian tới?

- Với quan hệ trên các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học và công nghệ,…. đã và đang phát triển hiện nay của hai nước, với thế mạnh của hai cường quốc cà phê và với kinh nghiệm, chính sách, và thành công của hai nước về cà phê, hai nước nên có một Hiệp định hoặc một Nghị định thư về Hợp tác phát triển ngành cà phê của Việt Nam và Brazil.

Tổ chức thường xuyên, định kỳ các hoạt động cho ngành cà phê như: Tham quan, học hỏi, phổ biến kinh nghiệm, trao đổi thành tựu; Tổ chức hội thảo, xuất nhập khẩu cà phê sản phẩm, thiết bị liên quan đến cà phê cho nhau; Cùng góp tiếng nói mạnh mẽ, đồng thuận trong các kỳ họp ICO (Hội đồng Cà phê Quốc tế).

Bên cạnh đó là bắt tay yêu cầu các nhà thu mua, phân phối cà phê nhân thế giới đảm bảo giá xuất khẩu FOB cà phê của mỗi nước, tránh bị ép giá, hạ phẩm cấp làm thiệt hại cho nông dân và các nhà xuất khẩu cà phê của hai nước.

Các doanh nghiệp cà phê hàng đầu của hai nước phải thường xuyên trao đổi hợp tác từ thông tin tới hoạt động khác nhằm giữ vị thế số 1 và số 2 thế giới về cà phê của Việt Nam và Brazil; Cùng nhau vì sự phồn vinh của ngành cà phê thế giới.

Về mặt chính sách, Bộ Nông nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp; Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) giữa hai nước và Uỷ ban thảo luận đề xuất chính sách cà phê Brazil (CDPC), Hội Hữu nghị Hợp tác Việt Nam – Brazil và Hội Hữu nghị Brazil – Việt Nam; Sứ quán, đại diện Thương mại hai nước nên có hợp tác cụ thể, có định hướng chiến lược “Cùng đoàn kết phát triển Cà phê”.

Cảm ơn ông!

Tuyết Nhung (thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Nguyễn Văn Lạng: Việt Nam và Brazil có cơ hội hợp tác lớn về cà phê