Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mong Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành sớm thông qua cơ chế duy nhất tháo gỡ nguồn tài chính cho dự án, đó là chấp thuận chủ trương cho phép PVN sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để giải ngân cho dự án với điều kiện không vượt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

PVN xin dùng vốn chủ sở hữu để giải cứu Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2

tuyetnhung | 28/07/2019, 12:17

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mong Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành sớm thông qua cơ chế duy nhất tháo gỡ nguồn tài chính cho dự án, đó là chấp thuận chủ trương cho phép PVN sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để giải ngân cho dự án với điều kiện không vượt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

Tính đến ngày 23.7 vừa qua, tiến độ tổng thể dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đạt khoảng 84,19%. Trong đó, thiết kế đạt 99,63%; ký các Hợp đồng mua sắm đạt khoảng 99,71%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,79%; thi công đạt 82,14%, chạy thử đạt 3,52%.

Phần còn lạilà công tác hoàn thiện các hạng mục gia công chế tạo và lắp đặt hệ thống vận chuyển than, kéo cáp hệ thống nước làm mát, các gói thầu phục vụ công tác chạy thử như: thông rửa đường ống bằng dầu, xử lý nước thải sau xúc rửa, cung cấp dầu mỡ...

Theo Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Dầu khí Thái Bình 2, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình dự kiến phát điện Tổ máy số 1 vào tháng 6.2020 và Tổ máy số 2 vào tháng 10.2020. Tuy nhiên, để hoàn thành theo tiến độ nêu này, dự án đang gặp phải một loạt các khó khăn, vướng mắc .

"Trong khi đó, tính đến hết ngày 23.7, giá trị khối lượng công việc thực tế trên công trường được nghiệm thu thanh toán lũy kế (trước thuế, quy đổi VNĐ) lên tới gần 31.000 tỉ đồng, nhưng việc giải ngân vốn vay nước ngoài còn lại (khoảng 326 triệu USD) và tìm kiếm nguồn vay tiếp (khoảng 7.100 tỉ đồng) theo cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay đã được phê duyệt không thể thực hiện được.

Bởi vậy, về nguồn vốn cho dự án theo cơ cấu được phê duyệt (30/70- vốn vay/vốn chủ sở hữu) chắc chắn không thể thực hiện được. Nhưng nếu tiếp tục chờ đợi các tổ chức tài chính quốc tế sẽ đẩy dự án vào tình trạng đình trệ, gây lãng phí và thất thoát nguồn lực đầu tư của PVN nói riêng và nhà nước nói chung", đại diện Ban Quản lý dự án cho biết.

Hiện nay, PVN cho biết dù cơ bản đã hoàn thành lắp đặt các thiết bị chính, tuy nhiên hiện còn một số các hạng mục công việc và thiết bị phụ vẫn còn dở dang, chưa kết thúc công tác lắp đặt dẫn đến công tác chạy thử vẫn bị chậm. Việc tranh chấp về thời hạn bảo hành thiết bị kéo dài, tiềm ẩn rủi ro cho tổng thầu và chủ đầu tư.

Trong bối cảnh các khó khăn, vướng mắc của dự án còn ngổn ngang, PVN liên tục báo cáo mong muốn các cấp thẩm quyền hướng dẫn/chấp thuận giải quyết. Đặc biệt báo cáo Chính phủ về việc thiếu nguồn vốn chi trả cho dự án sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy, bao gồm cả kỹ thuật (hư hao thiết bị giá trị hàng tỉ USD) và kinh tế (trả lãi vay), ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an ninh, xã hội tại khu vực công trường, kinh tế chính trị tỉnh Thái Bình, đồng thời đưa dự án vào nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ.

Trước tình hình trên, Chủ tịch HĐTV PVN - ông Trần Sỹ Thanh cho biết, về cơ bản PVN chỉ mong Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương sớm thông qua cơ chế duy nhất tháo gỡ nguồn tài chính cho dự án, đó là chấp thuận chủ trương: “Cho phép PVN sử dụng nguồn vốn Chủ sở hữu để giải ngân cho Dự án với điều kiện không vượt tổng mức đầu tư điều chỉnh”.

Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng các giải pháp PVN đưa ra đều có hiệu quả và giá trị thực tế tại dự án. Theo đó, Bộ trưởng đề nghị đại diện các Bộ ngành Trung ương khẩn trương bày tỏ ý kiến về dự án, chậm nhất trong tuần này để Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cuối cùng về cơ chế nguồn vốn cho dự án.

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 khởi công năm 2011 do PVN làm chủ đầu tư và Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) làm tổng thầu EPC.

Dự án có công suất (2x600 MW), khởi công tháng 3.2011, tổng vốn đầu tư ban đầu 1,6 tỉ USD. Năm 2016 dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên khoảng 2 tỉ USD (41.800 tỉ đồng), sản lượng điện khoảng 7 tỉ kWh điện một năm.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần Thơ giải ngân hơn 10.468 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2024 như thế nào?
Năm 2024, TP.Cần Thơ được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 10.468 tỉ đồng, đến nay đã giao chi tiết 8.804 tỉ đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PVN xin dùng vốn chủ sở hữu để giải cứu Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2