Thông tư 21/2017/TT-NHNN quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng sẽ chính thức có hiệu lực vào 2.4.2018. Theo đó, việc giải ngân vốn vay bằng tiền mặt sẽ bị thu hẹp lại.

Từ 2.4 sẽ siết chặt việc giải ngân vốn vay bằng tiền mặt

01/04/2018, 16:17

Thông tư 21/2017/TT-NHNN quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng sẽ chính thức có hiệu lực vào 2.4.2018. Theo đó, việc giải ngân vốn vay bằng tiền mặt sẽ bị thu hẹp lại.

Quy định siết chặt việc giải ngân vốn vay bằng tiền mặt là nhằm giám sát mục đích sử dụng vốn - Ảnh minh họa

Thông tư 21 này thay thế cho Thông tư 09/2012/TT-NHNN ban hành ngày 10.4.2012 quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Mục đích của quy định siết giải ngân vốn vay bằng tiền mặt là nhằm giám sát mục đích sử dụng vốn bởi vì nếu giải ngân vốn tín dụng qua tài khoản, kiểm soát được chuyện khách hàng sử dụng vốn ngay từ đầu, tránh trường hợp khách hàng lợi dụng vay vốn để đảo nợ từ nơi này sang nơi khác dẫn tới phát sinh nợ xấu.

Cụ thể, tại điều 4 của Thông tư 21/2017/TT-NHNN nêu rõ, tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong các trường hợp:

- Khách hàng thanh toán, chi trả cho các mục đích sử dụng vốn vay mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng;

- Khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật;

- Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn...

Ngược lại, Thông tư 21 quy định các trường hợp được giải ngân tiền mặt bao gồm:

- Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

- Khách hàng là bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật.

Đáng lưu ý trong các trường hợp này, khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng cho vay văn bản cam kết của bên thụ hưởng về việc bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

T.H

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
8 phút trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ 2.4 sẽ siết chặt việc giải ngân vốn vay bằng tiền mặt