Ngày 19.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt chủ trương tu bổ một số di tích có liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt, chùa Keo nhằm phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Tu bổ một số di tích lịch sử cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) và chùa Keo (Thái Bình)

Trí Lâm | 19/04/2016, 22:45

Ngày 19.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt chủ trương tu bổ một số di tích có liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt, chùa Keo nhằm phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Tu bổ một số di tích liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo và mở rộng phạm vi một số di tích có liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt nhằm phát huy giá trị lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Mục tiêu đầu tư là tôn tạo, nâng cấp một số di tích có liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt nhằm gìn giữ và phát huy giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến thức và tín ngưỡng của các di tích thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) hướng đến kỷ niệm 1050 năm thành lập nhà nước Đại Cồ Việt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững du lịch tỉnh Ninh Bình.

Theo dự kiến sẽ đầu tư tu bổ, tôn tạo, nâng cấp 14 di tích và hạng mục di tích có giá trị cao về lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật. Cụ thể, tu bổ, tôn tạo 6 di tích thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa Lư gồm: Khu lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng; khu lăng mộ vua Lê Đại Hành; bia Cửa Đông; đình Yên Thành; đình Yên Trạch và phủ Đông Vương.

Đồng thời, tu bổ tôn tạo 6 di tích cấp quốc gia gồm: Khu tưởng niệm và lăng mộ Thái tế Định Quốc Công Nguyễn Bặc, đình Mỹ Hạ, đình Ngô Khê Hạ, đền Thung Lau, đền Tam Thánh - chùa Yên Lữ, đền thờ Tướng quân Đinh Điền và chùa Tháp; tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp đình Trai; xây dựng khu nhà làm việc của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Hoa Lư.

Lập quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý chủ trương giao UBND tỉnh Thái Bình chủ trì lập quy hoạch tổng thể Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo ởxã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Phó thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch tổng thể Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo theo quy định hiện hành; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chùa Keođược xây dựng vào thế kỷ 17(năm1632), gồm 12 tòa, 102 gian là những công trình kiến trúc chính và 4 tòa, 14 gian của các công trình kiến trúc phụ trợ, tổng số là 16 tòa, 116 gian.

Bao quanh khu nội tự là 3 hồ nước lớn. Cùng với vườn cây phía trước, tam quan ngoại và khu vườn phía sau là khu tăng xá và nhà Ban quản lý di tích chùa Keo, bãi để xe; cùng đường giao thông nội tự (đường rước kiệu) trên một tổng diện tích 41.561,9m2 đã tạo nên cảnh quan của một khu di tích kiến trúc cổ có quy mô lớn vào bậc nhất trong các kiến trúc chùa chiền ở Việt Nam.

Chùa Keo là một công trình kiến trúc nghệ thuật khá độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc thời Hậu Lê - một kiến trúc được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim và có những đặc trưng cơ bản khác với một số công trình kiến trúc chùa chiền khác.

Trong các công trình kiến trúc ở chùa Keo, có một kiến trúc độc đáo là gác chuông, được làm theo kiểu chồng diêm cổ các nhưng có 3 tầng 12 mái và là một công trình kiến trúc được làm hoàn toàn bằng gỗ (một số gác chuông của các chùa cổ khác ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ chỉ làm 2 tầng 8 mái).

Ngày 28.4.1962, chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóaquốc gia. Đến tháng 9.2012, Thủ tướng Chính phủ đã kýquyết định xếp hạng chùa Keo là di tích quốc gia đặc biệt.

Trí Lâm

Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, chỉ đạo công tác chống hạn tại Ninh Thuận
Trong chương trình công tác tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trước tình hình nắng nóng, hạn hán đang diễn ra gay gắt, trưa 28.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát tình hình nắng hạn tại huyện Ninh Sơn; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tu bổ một số di tích lịch sử cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) và chùa Keo (Thái Bình)