Đó là câu hỏi được đặt ra cho Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trong buổi toạ đàm "CEO 3.0- Khởi đầu sứ mệnh tư duy 90 hay 600" được tổ chức tại TP.HCM ngày 24.9.

Tư duy 90 - 600: Nhà nước tư duy thế nào?

Một Thế Giới | 25/09/2015, 08:33

Đó là câu hỏi được đặt ra cho Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trong buổi toạ đàm "CEO 3.0- Khởi đầu sứ mệnh tư duy 90 hay 600" được tổ chức tại TP.HCM ngày 24.9.

Sao không là tư duy toàn cầu?
Cuối năm nay, Việt Nam chính thức gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC – ASEAN Economic Community) và sẽ tham gia TPP trong tương lai gần. Tham gia AEC đồng nghĩa với việc 10 quốc gia trong khối ASEAN có thể tự do giao thương, tự do đầu tư, tự do di chuyển vốn và tự do dịch chuyển lao động có kỹ năng mở ra một thị trường lớn, vượt ra ngoài ranh giới của thị trường Việt Nam với hơn 90 triệu dân. Năm 2015 đánh dấu sự hình thành “thị trường chung” rất đặc biệt với hơn 600 triệu người, đồng thời sẽ nhanh chóng hình thành thế hệ người tiêu dùng mới mang tên người tiêu dùng ASEAN.
Diễn đàn Việt Nam Forum 2015 lần này với chủ đề tư duy 90 hay 600, với mong muốn các CEO Việt Nam đặt mình vào một cuộc chơi lớn với 600 triệu người trong khối các nước ASEAN thay vì chỉ 90 người Việt Nam.

90 hay 600
Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ tư pháp tại diễn đàn CEO. Ảnh: T.H
Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã trả lời những câu hỏi hóc búa của nhiều CEO tham dự. Đã có người đặt câu hỏi họ tin rằng Nhà nước đang muốn các doanh nghiệp tư duy với góc độ 600, vậy các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam đang tư duy từ góc nhìn nào? Bộ trưởng Hà Hùng Cường đã rất tâm đắc với câu hỏi này. Ông cho biết, Chính phủ hoàn toàn chia sẻ và gồng gánh với câu chuyện hội nhập tư duy 90 hay 600, thậm chí là toàn cầu. Từ năm 2011 có rất nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết và chuẩn bị ký kết, hoăc liên minh châu Âu trong sự lãnh đạo của Chính phủ. Ông cũng thừa nhận tư duy 600 hay toàn cầu cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng bởi bất kỳ sự đổi mới nào cũng có sự khó khăn, cản trở. Nhưng đổi mới mà không có cản trở đó không phải là đổi mới. Ông tự tin rằng các nhà lãnh đạo trẻ chắc chắn sẽ có tư duy mới.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nói, khi thị trường mở cửa, Việt Nam gia nhập toàn cầu thì các doanh nghiệp cũng không nên chỉ hạn chế tư duy ở góc nhìn 90 hay 600, hãy nghĩ về tư duy toàn cầu.
Còn tiến sĩ Hans-Paul Burkner, Chủ tịch Tập đoàn Tư vấn Boston cho biết điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp là phát huy lợi thế cạnh tranh trên thế mạnh của mình, là doanh nghiệp nội địa nhưng tư duy toàn cầu. Hội nhập nhanh hay chậm tùy thuộc vào một số yếu tốt, trong đó ông Hans-Paul Burkner nhấn mạnh cần làm việc thông minh hơn, khác biệt hơn bằng cách áp dụng công nghệ, khoa học vào sản xuất, vận hành, quản trị doanh nghiệp.
Đối đầu hay phòng thủ
Bước vào ngưỡng cửa hội nhập AEC, mở ra một không gian rộng lớn hơn, không giới hạn trong thị trường nội địa, không gian 600 triệu dân và có thể còn hơn thế nữa là không gian bên ngoài AEC. Môi trường kinh doanh rất rộng lớn và tốc độ nhanh hơn bao giờ hết cùng nhiều thay đổi trên thị trường, và điều đó mở cửa cho những cơ hội, đồng thời có những phương tiện, công nghệ sáng tạo mang tính hủy diệt. Hủy diệt ở đây là diệt đi những cấu trúc kinh doanh, hủy diệt cơ chế cạnh tranh để tạo ra một cuộc chơi hoàn toàn mới.

90 hay 600
Các diễn giả trong buổi toạ đàm. Ảnh: Thảo Hương
Trước điều kiện đó, các doanh nghiệp có cơ hội tận dụng được cơ hội kinh doanh mới với 600 triệu dân, tận dụng được sự giao thoa văn hóa của các thế hệ khách hàng mới gia nhập thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước sự chọn lựa đó là đối đầu hay phòng thủ trước những cơ hội này.
Theo quan điểm của ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư U&I: “Phòng thủ hay tấn công tùy thuộc vào nội lực của từng doanh nghiệp, từng ngành nghề, cá tính của lãnh đạo doanh nghiệp đó. Muốn phòng thủ mà không đủ lực cũng không phòng thủ được. Muốn tấn công mà không có người, cũng không tấn công được. Từng CEO không xác định được chúng ta đang có gì trong tay, mạnh ở điểm nào, yếu ở đâu, đối thủ của chúng ta trong tương lai thì chúng ta vẫn còn đang phòng thủ. Hãy trả lời câu hỏi chúng ta là ai, thì chúng ta mới có thể trả lời chúng ta cần làm gì, đang có gì”.
Nằm trong nhóm AEC, Singapore được xem là một thị trường lớn đầy tiềm năng mà Việt Nam đang hướng tới. Cũng là khách mời trong buổi toạ đàm chuyên sâu phòng thủ hay tấn công, ông Phua Koon Kee, CEO Công ty cổ phần thương mại Kova cho rằng thị trường ở Singapore đang sẵn sàng đón nhận sự hội nhập này.
Còn với ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ông nhìn nhận đây là cơ hội tốt cho sự phát triển hơn nữa cho ngân hàng ACB nói riêng và các ngân hàng tại Việt Nam nói chung.
Thảo Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tư duy 90 - 600: Nhà nước tư duy thế nào?