Trong khi doanh nghiệp đưa ra con số giảm thiểu thủ tục hành chính ở mức 20% thì Bộ Tài chính lại đưa ra con số 78%. Tuy nhiên, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế lại cho rằng, đây là chuyện rất bình thường.

Lệch số liệu giữa DN và Bộ Tài chính: Chuyện bình thường!

Một Thế Giới | 25/09/2015, 06:00

Trong khi doanh nghiệp đưa ra con số giảm thiểu thủ tục hành chính ở mức 20% thì Bộ Tài chính lại đưa ra con số 78%. Tuy nhiên, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế lại cho rằng, đây là chuyện rất bình thường.

6 tháng thực hiện NQ19 của Chính phủ, nhiều vấn đề nóng về thuế, bảo hiểm… được các chuyên gia mổ xẻ, phân tích. Trong khi đó, doanh nghiệp kêu bảo hiểm xã hội quá cao, thủ tục hành chính giảm thiểu không đáng kể…
Giảm cải cách hành chính thuế: Bộ Tài chính nói 1 đằng, DN nói 1 nẻo
Công bố cải cách thủ tục hành chính của Bộ Tài chính có độ vênh khá lớn so với ý kiến của các doanh nghiệp. Trong khi doanh nghiệp đưa ra con số giảm thiểu thủ tục hành chính ở mức 20% thì Bộ Tài chính lại đưa ra con số 78%.
Theo Bộ Tài chính, trong cải cách hành chính thuế, tính đến 23/9/2015, đã có 98% DN thực hiện khai thuế điện tử ổn định. Tổng Cục Thuế đã phối hợp với 33 ngân hàng thương mại để triển khai dịch vụ Nộp thuế điện tử. Cho đến nay đã có 84 DN đăng ký nộp thuế điện tử và 71,3% DN nộp thuế điện tử.

Tổng thời gian giảm đến tháng 9/2015 là 420 giờ (từ 537 giờ/năm xuống còn 117 giờ/năm, tương đương giảm được 78% số giờ thực tế. Kết quả này vượt chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết 19 là đến hết năm 2015 mục tiêu là giảm còn 121,5 giờ/năm.

Tuy nhiên, theo đánh giá thực tế từ doanh nghiệp, thời gian trên thực tế không giảm được như tính toán theo những thay đổi chính sách của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp chỉ ghi nhận giảm khoảng 20% (tương đương 110 giờ).

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Cúc – nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế lại cho rằng, Bộ Tài Chính, hải quan, bảo hiểm xã hội… là một trong những đơn vị có cải cách tích cực nhất.

Bà Cúc cho rằng, độ chênh giữa doanh nghiệp và Bộ Tài chính công bố là…bình thường. Bởi vì theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, họ chỉ đánh giá  2 sắc thuế là Thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp, các khoản nợ BHXH nên lên đến 872 giờ. Khi doanh nghiệp đánh giá thì họ tính trên rất nhiều thứ thuế, hóa đơn, chứng từ, hoàn thuế, cơ chế thanh tra, kiểm tra…nên xảy ra chệnh lệch.

Theo bà Nguyễn Minh Thảo – Phó Trưởng ban Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM),  kết quả cải cách chưa được như mong muốn. 
Nguyên nhân  bởi tính toán của Bộ Tài Chính dựa trên sửa đổi văn bản chính sách nhưng có những chính sách thay đổi không đồng bộ. Ngoài ra, công tác tổ chức thực hiện tại địa phương không thay đổi tốt như chính sách, ứng dụng CNTT thay đổi chậm hơn so với thay đổi của chính sách…
Theo đại diện Viện nghiên cứu và Quản lý Trung ương (CIEM), vẫn còn nhiều vướng mắc về chính sách thuế và hoàn thuế. Thời gian xem xét hồ sơ hoàn thuế vượt quá quy định và chậm hoàn thuế. 
Thiếu cơ chế liên thông, phối hợp về đăng ký và nộp thuế giữa các cơ quan. Doanh nghiệp không tiến hành giải thể được do cơ quan thuế không quyết toán thuế. Chính sách thay đổi liên tục, doanh nghiệp không cập nhật và ứng dụng hạn chế trong công nghệ thông tin.

Thu bảo hiểm bắt buộc quá cao

Ngoài cải cách thủ tục hành chính, bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng được rất nhiều người quan tâm. Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp cải cách, cắt giảm từ 115 thủ tục xuống còn 37 thủ tục, số tiêu thức giảm từ 50-81%… Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, thời gian nộp BHXH tuy giảm nhiều nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu xuống 49,5 giờ như yêu cầu của NQ.

Theo đánh giá của CIEM, mức thu bảo hiểm bắt buộc hiện nay quá cao (32,5%). Vướng mắc giải quyết thai sản theo quý. Thiếu cơ chế người lao động theo dõi, giám sát việc đóng BHXH. Một số thay đổi về biểu mẫu gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

Thừa nhận nỗ lực cải cách của cơ quan bảo hiểm xã hội nhưng bà Nguyễn Thị Cúc cũng đưa ra không ít phê phán những điểm chưa hợp lý. Theo bà Nguyễn Thị Cúc, khi bà đi xuống các doanh nghiệp tìm hiểu, biết được 100% doanh nghiệp trốn bảo hiểm xã hội. Họ chỉ nộp BHXH tính trên mức lương tối thiểu.

Bà Cúc cho hay, các doanh nghiệp phản ứng rằng ngày xưa mức đóng bảo hiểm chỉ có 15% thì doanh nghiệp đóng đủ, giờ nâng thuế lên 32,5% thì doanh nghiệp không kham nổi. Biết rằng đóng thuế như thế an sinh xã hội, trong tương lai sẽ tốt hơn, nhưng hiện tại thì không đủ sống.

“Bây giờ người lao động muốn nuôi sống các con, chứ chờ tương lai xa quá nên họ cũng không nộp thuế luôn và doanh nghiệp thông đồng với người lao động trốn BHXH. Bây giờ đi kiểm tra thì 100% doanh nghiệp trong nước cần truy thu thuế” – bà Cúc cho hay.

Bà Cúc cũng nhấn mạnh rằng, ngược lại với doanh nghiệp trong nước, DN ngoài đóng thuế rất đầy đủ. Tuy nhiên, khi họ đầu tư vào Việt Nam, chính sách bảo hiểm quy định dưới 3 tháng cũng phải nộp bảo hiểm cho người lao động nhưng không quy định rõ là bao nhiêu ngày nên rất khó chốt sổ. 
Bà Nguyễn Thị Cúc nói thêm, một sự vô lý nữa là nơi nào không có tổ chức công đoàn thì vẫn phải nộp phí công đoàn 2%. Điều này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài.

“Một chính sách mà doanh nghiệp nước ngoài băn khoăn, 100% doanh nghiệp trong nước chống trả thì đưa ra làm gì? Đề nghị phải xem xét, điều tra lại một cách khách quan để đưa ra một chính sách có thể thực thi chứ không phải để mọi người nói dối” – bà Cúc nhấn mạnh.

Đại diện của BHXH cho rằng, mức thu bảo hiểm bắt buộc được quy định trong Luật, nếu thay đổi phải thay đổi từ Luật.

Song song với đó, CIEM cũng đưa ra kiến nghị các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong quản lý, kỹ thuật công nghệ… Kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kỹ thuật công nghệ. Ngành tòa án sớm ban hành hướng dẫn việc thực thi Luật Phá sản 2014.

Hoàng Long

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng dự Ngày hội khởi nghiệp quốc gia lần thứ 6 tại Cần Thơ
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày hội nhằm tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên (HS-SV) được long trọng tổ chức tại Trường đại học Cần Thơ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu ý kiến.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lệch số liệu giữa DN và Bộ Tài chính: Chuyện bình thường!