Tối 1.11, fustal Việt Nam lại bất ngờ thua bẽ mặt trước Malaysia tỉ số 1 - 5, dù được đáng giá cao hơn. Trên sân khách tuyển Việt Nam từng cầm hòa Malaysia 1 – 1. Lần này, đá sân nhà, vòng loại bất bại, ghi 49 bàn và chỉ để thủng lưới 3 bàn. Trong khi Malaysia chỉ ghi được 16 bàn, thủng lưới 11 bàn. Trong khi tuyển Việt Nam đang mơ vô địch, vậy mà…

Từ những trận thua bẽ mặt của bóng đá Việt nghĩ về vai trò Tâm lý học

Nguyễn Văn Mỹ | 03/11/2017, 11:14

Tối 1.11, fustal Việt Nam lại bất ngờ thua bẽ mặt trước Malaysia tỉ số 1 - 5, dù được đáng giá cao hơn. Trên sân khách tuyển Việt Nam từng cầm hòa Malaysia 1 – 1. Lần này, đá sân nhà, vòng loại bất bại, ghi 49 bàn và chỉ để thủng lưới 3 bàn. Trong khi Malaysia chỉ ghi được 16 bàn, thủng lưới 11 bàn. Trong khi tuyển Việt Nam đang mơ vô địch, vậy mà…

Ngày 5.10, bóng đá Việt Nam được an ủi khi U.23 Việt Nam thắng đậm Campuchia với tỉ số 5 - 0. Báo chí tung hê, cổ động viên phấn khích. Trước trận đấu đã có không ít lo lắng. Thắng Campuchia mà cứ như thắng Thái Lan.

Ngoài việc Campuchia không mạnh thì tâm lý thoải mái chính là yếu tố làm nên chiến thắng. Trước đó là nỗi đau như xát muối khi đội tuyển U.18 bị loại ngay vòng bảng. Đau hơn cả là thất bại của U.22 trước đó chưa kịp nguôi ở Seagames 29. Là ứng viên ngôi vô định, thắng như chẻ tre ở vòng loại, vào bán kết thì ngã ngựa ê chề.

Người hâm mộ thất vọng, các nhà quản lý điên đầu, huấn luyện viên và cầu thủ khổ sở. Nói chung là chẳng ai vui.

Thất bại nào cũng có nguyên nhân. Người thì đổ cho HLV. Kẻ lại bảo tại tầm nhìn của Liên đoàn Bóng đá và Tổng cục Thể dục Thể thao. Bạn thì bảo do thiếu may mắn. Số đông thì đang ném đá các thủ môn và các cầu thủ như những tội đồ. Nhiều tờ báo thể thao trong nước chạy tít “Thủ môn - nỗi ám ảnh của bóng đá Việt Nam”…

Thủ môn Phí Minh Long được cho là tội đồ của U.23 VN

Riêng tôi thì không nghĩ như vậy.

Phê phán, nhận xét việc làm của ai đó phải khách quan. Nói thì dễ hơn làm. Nói cho đúng đã khó, huống nữa chi làm hiệu quả. Trước hết mình phải hiểu nhất định về lĩnh vực đó. Nếu đã từng làm việc đó là tốt nhất.

Tôi không bào chữa cho thất bại của bóng đá nam, cũng không có ý biện minh cho những người liên quan. Kể cả báo chí và người hâm mộ đều ít nhiều có trách nhiệm liên đới. Chỉ xin được mạo muội nói lên suy nghĩ của mình.

HLV Hữu Thắng là người dũng cảm, dám ngồi vào ghế nóng mà biết chắc “lành ít dữ nhiều”. Như một canh bạc kiểu “Được làm vua, thua làm giặc”. Thắng thì bốc tận mây xanh, thua thì dìm xuống bùn cho chết ngộp. Anh dũng cảm từ chức ngay khi thất bại nhưng nhiều người vẫn chưa vừa ý. Giỏi cứ ra làm thử xem sao.

Liên đoàn Bóng đá quản lý yếu kém, tầm nhìn hạn chế…sao không thay thế. Các vị được đại hội của những nhà chuyên môn bầu chọn thì cũng có quyền bãi nhiệm, nếu tham quyền cổ vị. Ai có khả năng và tâm huyết thật sự, xin mời; có quyền lợi, trách nhiệm và bị chế tài tương ứng.

Tôi cũng không đổ hết tội cho cầu thủ và đặc biệt là thủ môn. Dĩ nhiên cả HLV và cầu thủ phải chịu trách nhiệm chính. Trừ khi bán độ, chẳng cầu thủ nào muốn đá bóng ra ngoài hay chụp vuột banh. Lên án thủ môn Phí Minh Long và Y E Li Nie nặng nề như vậy liệu có công bằng.

Công Phượng thất vọng khi đá hỏng quả phạt đền trong trận đấu với Thai Lan ở SEA Games 29. Ảnh CA.O

Nhiều cầu thủ cũng sai sót đâu kém. Công Phượng rê dắt, làm mất bóng, không chuyền cho đồng đội và sút phạt 11m bay lên trời chẳng hạn. Rồi các cầu thủ khác làm mất bóng, hay sút bóng ra ngoài trong điều kiện làm bàn mười mươi. Cầu thủ có thể sai mười, nhưng thủ môn sai một là chết.

Thất bại nhiều khi được cho là thiếu may mắn. Có thật vậy không? Cách lý giải này xem ra cũng có lý, bởi nhiều khi đội bóng mạnh hơn về chuyên môn vẫn thua. Công bằng mà nói, các đội tuyển bóng đá nam U.22 và U.18, fustal nam Việt Nam đâu tệ, cũng ngang ngửa và có khi vượt trội về kỹ thuật so với đối phương.

Bằng chứng là những trận thắng dòn dã ở vòng loại. Tại sao cứ gần tới “cửa thiên đường” là bị hất cẳng một cách thẳng thừng. Tại sao thần may mắn lại quay lưng với bóng đá Việt. Người Việt đâu làm gì nên tội mà Thần có thành kiến hay thiên vị, đùa dai với người Việt. Vậy thì tại sao? Nếu không có lời giải chính xác thì mọi việc cứ lẩn quẩn như mớ bòng bong.

Theo tôi, các thất bại này có nguyên nhân quantrọng, đólà yếu tố Tâm lý. Con người khác các loài động vật ở trí khôn mà bộ não là cơ quan tổng chỉ huy, quyết định mọi hành vi. Vì cực kỳ quan trọng nên Tâm lý là môn học bắt buộc từ phổ thông. Trước 1975, tôi từng được học Tâm lý học từ năm lớp 11.

Tất cả các ngành đều có bộ môn Tâm lý học ngành nghề, đặc biệt là những ngành xã hội liên quan tới con người, nhất là các lĩnh vực giáo dục, y tế, dịch vụ. Từ bán hàng (sales), tiếp thị (markeing), quảng cáo (advertising) cho đến khuyến mãi, hậu mãi, chăm sóc khách hàng, cạnh tranh…

Mấy chục năm qua, giáo dục Việt Nam quá xem nhẹ, thậm chí coi thường Tâm lý học. Chỉ có ngành Sư Phạm là có chuyên ngành tâm lý học, nhưng cũng chưa được tập trung nghiên cứu và ứng dụng. Trước đây, gần như thiếu vắng các điều tra xã hội học.

Các quyết định và cả kết luận, dù quan trọng nhưng đa phần cảm tính, thiếu dữ liệu khoa học nên rất khó thuyết phục. Thất bại, cứ đổ cho tập thể với đủ thứ “tại”“bị”. Chưa kể tâm lý đám đông và hội chứng bầy đàn rất phổ biến ở Việt Nam.

Thiếu may mắn, thật ra là những bất ổn cụ thể về tâm lý. Thiên hạ họ cũng có, nhưng ít hơn do được rèn dũa, được đào tạo. Người Đức nổi tiếng với thần kinh thép mà bóng đá là điển hình. HLV bị tâm lý, bị áp lực từ dư luận và đám đông nên chỉ đạo chiến thuật, đọc trận đấu lắm khi thiếu chính xác. Cầu thủ xơ cứng tâm lý nên bị chi phối kỹ thuật, bị tác động dây chuyền từ sai sót cá nhân và đồng đội.

Trước những trận đấu quyết định sống còn, cầu thủ phải chọn đứng điểm rơi phong độ, thể lực, kỹ thuật…Khi có vấn đề thì phải kịp thời tháo gỡ chứ không lúng túng sa lầy. Tâm lý đám đông mà cụ thể là báo chí và dư luận, trong đó có lãnh đạo cũng tác động không nhỏ đến kết quả trận đấu. Kỳ vọng càng cao, áp lực càng lớn nên thất bại càng đau. Cá nhân thì bị stress, trầm cảm còn tập thể thì hoang mang, mất phương hướng.

Việt Nam thua các nước, không chỉ bóng đá mà còn nhiều lĩnh vực là do Con Người . Có Thiên thời, Địa lợi mà chưa đủ Nhân hòa, nhất là các vị trí lãnh đạo nên thua kém là khó tránh khỏi. Khi đã biết chính xác thủ phạm thì cách khắc phục không quá khó. Không thể đi tắt, đón đầu kiểu hớt ngọn mà phải có kế hoạch dài hơi với từng bước đi cụ thể và phù hợp. Có biện pháp trước mắt và cả lâu dài. Quan trọng là phải thay đổi triệt để cách nghĩ để có hành xử tương thích.

“Chúng ta không thể giải quyết những vấn nạn của mình với cùng trình độ tư duy khi những vấn nạn đó được tạo ra” (Albert Einstein). Để có được những thành tựu đột phá thì cần những tư duy đột phá.

Việc cấp bách phải làm cho bóng đá Việt Nam là giải tỏa tâm lý, cả HLV lẫn cầu thủ. Đó là bản lĩnh, nhất là khi đối mặt với các trận đấu quyết định. Sự khác biệt giữa các nền bóng đá chuyên nghiệp là ở chỗ này. Hơn thua nhau chính là bản lĩnh thi đấu, là Tâm lý của người trong cuộc.

(Bài viết thể hiệnvăn phong vàquan điểm của tác giả)

Nguyễn Văn Mỹ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ những trận thua bẽ mặt của bóng đá Việt nghĩ về vai trò Tâm lý học