Kể từ ngày 21.9.2015, Bộ trưởng không được đi xe công quá 1,1 tỷ đồng. Riêng Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao… được sử dụng thường xuyên 1 xe ô tô trong thời gian công tác, không hạn chế mức giá.

Từ tháng 9, Bộ trưởng không được đi xe công quá 1,1 tỷ

Một Thế Giới | 31/08/2015, 08:38

Kể từ ngày 21.9.2015, Bộ trưởng không được đi xe công quá 1,1 tỷ đồng. Riêng Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao… được sử dụng thường xuyên 1 xe ô tô trong thời gian công tác, không hạn chế mức giá.

Dưới đây là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 9.2015
1. Bộ trưởng không được đi xe công quá 1,1 tỷ đồng
Theo Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 21.9.2015, các chức danh như Bộ trưởng; Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ; Bí thư tỉnh ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh… sẽ được sử dụng thường xuyên trong thời gian công tác 01 xe ô tô với giá mua tối đa 1,1 tỷ đồng/xe.
Các chức danh khác như Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao… được sử dụng thường xuyên 1 xe ô tô trong thời gian công tác, không hạn chế mức giá. 
Riêng với chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội… được sử dụng thường xuyên 1 xe ô tô không hạn chế mức giá kể cả sau khi đã nghỉ công tác.
Khi người tiền nhiệm nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác mà xe ô tô đã trang bị chưa đủ điều kiện để thay thế thì người kế nhiệm tiếp tục sử dụng xe ô tô đó mà không được mua thêm xe mới.
2. Ngân hàng được mua nợ khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
NHNN đã ban hành Thông tư số 09 quyết định siết chặt hơn các điều kiện về mua, bán nợ, có hiệu lực từ ngày 1.9.2015
Theo đó, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua nợ khi được NHNN cho phép và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
Đồng thời, tổ chức tín dụng không được bán nợ cho công ty con của mình, trừ trường hợp bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng mẹ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt; và đặc biệt, không được mua lại các khoản nợ đã bán.
Về đồng tiền giao dịch trong mua bán nợ, Thông tư quy định phải là đồng Việt Nam; việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú.
3. Xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm
Thông tư số 26 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ ngày 1.9.2015 đã hướng dẫn cụ thể về xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Theo Thông tư này, tiền lương được xác định căn cứ vào định mức lao động và tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
Trong đó, tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ bình quân xác định trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, chuyên môn, nghiệp vụ, hệ số phụ cấp lương của lao động nhân với mức lương cơ sở và hệ số điều chỉnh tăng thêm theo từng vùng. 
Tiền lương của lao động quản lý được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty đòi hỏi để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
4. Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng tối đa 5 lần lương tối thiểu
Tại Thông tư số 28 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ ngày 15.9.2015, người lao động (NLĐ) đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của NLĐ là tối đa 5 lần lương tối thiểu. 
Trường hợp NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng này tối đa không quá 5 lần lương cơ sở.
Ngoài ra, Thông tư này cũng yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động của NLĐ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực.
5. Lao động dôi dư tại công ty Nhà nước được hưởng 3 tháng lương/năm nghỉ hưu sớm
Tại Nghị định số 63 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15.9.2015, khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, người lao động dôi dư sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu sớm; được hưởng trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu sớm và 1 tháng lương cơ sở cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội. 
Tuy nhiên, để được hưởng những quyền lợi này, người lao động phải đáp ứng các điều kiện như: Được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21.4.1998 hoặc trước ngày 26.4.2002; có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; từ đủ 55 - 59 tuổi đối với nam hoặc từ đủ 50 - 54 tuổi đối với nữ.
Riêng với lao động nam dôi dư trên 59 tuổi - dưới 60 tuổi, lao động nữ trên 54 tuổi - dưới 55 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và được hưởng 0,5 tháng lương cơ sở cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
Duyên Duyên
Bài liên quan
Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng xin hưởng khoan hồng
Tại tòa, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng “xin lỗi Đảng, nhân dân”, xin HĐXX xem xét cho hưởng khoan hồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ tháng 9, Bộ trưởng không được đi xe công quá 1,1 tỷ