Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong ngành logistics và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới.

Tương lai nào cho ngành logistics Việt Nam hậu COVID-19?

Phan Diệu | 15/12/2020, 21:19

Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong ngành logistics và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới.

Ngành logistics sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới

Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2020 của Bộ Công Thương, lĩnh vực logistics toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19. Mặc dù Chính phủ các nước nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu, nhưng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và nhiều lao động trong lĩnh vực này phải ở nhà nên có những thời điểm, toàn bộ hoạt động bị tê liệt.

Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng từ dịch bệnh toàn cầu. Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết các ngành sản xuất như dệt may, dựa chủ yếu vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, nơi xảy ra dịch bị tác động nhất đã ngưng trệ sản xuất.

Tuy nhiên, theo bà Trang Bùi, Giám đốc Cấp cao Thị trường JLL Việt Nam, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Khách thuê đang có xu hướng nâng cấp từ các cơ sở lỗi thời, vừa và nhỏ và quản lý bởi chủ sở hữu tư nhân để chuyển đến cơ sở hiện đại hơn ở vị trí tốt hơn.

Đồng thời, việc hợp nhất các hoạt động logistics vào hiện đại hóa chuỗi cung ứng đang nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí logistics tổng thể cho khách thuê. Tăng trưởng trong các ngành khác cũng sẽ hỗ trợ mở rộng thị trường hậu cần 3 bên, bao gồm tăng trưởng trong ngành thực phẩm và đồ uống, chăm sóc sức khỏe và dược phẩm, cũng như các ngành thiết bị văn phòng và công nghệ.

Bà Trang cho biết Việt Nam đã có sự gia tăng đột biến trong các yêu cầu về hậu cần ngắn hạn, liên quan trực tiếp đến tác động tức thời của đại dịch, đặc biệt là cho nhu cầu mua hàng trực tuyến và hỗ trợ các dịch vụ y tế quan trọng.

Trong đại dịch, thương mại điện tử cũng trở thành một động lực lớn cho lĩnh vực logictis. Hiện nay, Việt Nam hiện là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Doanh thu từ mảng thương mại điện tử ước tính đạt 4,07 tỉ USD vào năm 2015, tăng lên 6,2 tỉ USD vào năm 2017. Đến năm 2020, thị trường này dự kiến đạt khoảng 13 tỉ USD, gấp đôi mức năm 2017.

logistics-viet-nam.jpg
Ngành logistics được dự báo trở thành xu hướng chính trong thời gian tới

Trong thời gian tới, chuyên gia JLL dự đoán kho lạnh sẽ trở thành là một ngôi sao trong lĩnh vực logistic tương lai. Các nhà đầu tư đã quan tâm đến ngành lưu trữ lạnh từ lâu, khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng đặt mua hàng hóa trực tuyến trong thời kỳ đại dịch, đòi hỏi nhiều kho lạnh gần khách hàng hơn.

“Một ví dụ trong dịch vụ y tế đó chính là quá trình lưu chuyển và bảo quản vắc xin COVID-19 mới, nếu được đưa vào chương trình tiêm chủng rộng rãi sẽ trở thành nhu cầu cấp bách cho mọi quốc gia. Tất cả các vắc xin hàng đầu đều yêu cầu nhiệt độ rất thấp để duy trì hiệu quả. Vì vậy, bài toán bảo quản và lưu chuyển lạnh cho vắc xin có thể là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng quan trọng tiếp theo cho chuỗi cung ứng và ngành hậu cần”, bà Trang nói.

Vẫn còn nhiều thách thức

Bà Trang thông tin trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng ngày càng tập trung phục vụ người tiêu dùng. Tốc độ giao hàng đã luôn là một trong những yếu tố chính trong quyết định mua hàng, với việc các nhà bán lẻ trực tuyến lớn cung cấp các tùy chọn giao hàng trong ngày.

Do vậy, để đi trước xu hướng, chuyên gia JLL nói rằng các nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần cần phải đi kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Các chiến lược giao hàng chặng cuối thành công sẽ cần các giải pháp sáng tạo, quy trình hiện đại, chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ mới nhất.

“Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu tăng trưởng trong tương lai, ngành hậu cầu Việt Nam sẽ còn phải vượt qua nhiều thách thức. Trước hết, để Việt Nam có thể tiến lên giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển logistics công nghiệp, trở nên cạnh tranh hơn và thậm chí trước các nước khác thì cần tiếp tục duy trì mức đầu tư hợp lý vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Đồng thời, Việt Nam cần chú trọng vào việc phát triển cả hệ thống đường cao tốc và mạng lưới tiện ích, kể cả năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, quy trình giao thương xuyên biên giới của Việt Nam bao gồm cả thời gian và chi phí vẫn còn cần nhiều cải tiến đáng kể. Chi phí giao dịch qua biên giới, bao gồm chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục và chi phí xuất nhập khẩu ở Việt Nam đang kém cạnh tranh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực”, bà Trang nói thêm.

Bài liên quan
Thủ tướng khởi động mạng lưới Logistics thông minh ASEAN
Chiều 14.11.2020, thông qua hình thức làm việc trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã bấm nút khởi động Mạng lưới Logistics thông minh ASEAN với dự án đầu tiên “Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc” do Liên danh Tập đoàn T&T Group (Việt Nam) – Tập đoàn YCH– YCH Holdings (Singapore) làm chủ đầu tư. Dự án là một trung tâm logistics đa phương thức tích hợp cảng cạn, ứng dụng công nghệ tiên tiến bậc nhất Châu Á, với tổng vốn đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng, đư

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tương lai nào cho ngành logistics Việt Nam hậu COVID-19?