Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Trần Hoài Dương, Hội Nhà văn TP.HCM cùng gia đình tác giả tổ chức buổi tọa đàm “Trần hoài Dương – Cuộc đời và tác phẩm”.

Tưởng nhớ 10 năm ngày nhà văn Trần Hoài Dương mất

Tiểu Vũ | 05/05/2021, 11:59

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Trần Hoài Dương, Hội Nhà văn TP.HCM cùng gia đình tác giả tổ chức buổi tọa đàm “Trần hoài Dương – Cuộc đời và tác phẩm”.

Nhà văn Trần Hoài Dương được biết đến nhiều trong những trang sách giáo khoa suốt hàng chục năm nay. Ông là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng: Em bé và bông hồng, Cây lá đỏ, Miền xanh thẳm,... Một đời sáng tác văn học thiếu nhi, ông hướng trẻ em và những người yêu trẻ em, yêu văn học thiếu nhi tới những nét đẹp trong trẻo, hồn hậu trong cuộc sống con người, thiên nhiên, vạn vật.

Sinh thời, nhà văn Trần Hoài Dương chia sẻ: “Tôi gắng chắt lọc từ cuộc sống ngổn ngang, bề bộn những gì tinh tuý nhất, trong ngần nhất để viết cho các em.

Tôi đến với văn học thiếu nhi như đến với một thứ đạo. Viết là để đem lại lòng yêu thương và vẻ đẹp tuyệt vời của văn chương cho trẻ nhỏ.

images-motthegioi-vn-8443.jpg
Nhà văn Trần Hoài Dương (1943 - 2011) dành trọn cuộc đời viết cho các em thiếu nhi - Ảnh: Gia đình cung cấp

Tôi cũng hy vọng những trang viết của tôi không chỉ dành riêng cho trẻ em đọc mà còn cho tất cả những ai muốn tìm lại tuổi thơ đã mất của mình, những ai muốn có những giây phút sống yên bình trong thế giới trắng trong của cái đẹp và cái thiện”.

Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của cố nhà văn Trần Hoài Dương, Hội Nhà văn TP.HCM cùng gia đình tác giả tổ chức buổi tọa đàm Trần hoài Dương – Cuộc đời và tác phẩm.

180425899_881441176035415_5292815301951100861_n.jpg

Buổi tọa đàm diễn ra vào 9 giờ ngày 6.5.2021 tại Hội Nhà văn TP.HCM (Lầu 4, 81 Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP.HCM). Diễn giả của tọa đàm là các nhà lý luận phê bình, nhà văn, nhà thơ, giáo viên...cùng đại diện gia đình tác giả.

Theo dự kiến, buổi tọa đàm toạ đàm tưởng nhớ sẽ không giới hạn số người tham dự, nhưng do tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nên BTC vẫn giữ nguyên nội dung chương trình nhưng hạn chế số lượng người tham gia. Diễn giả và khách tham dự phải tuân thủ các quy định về phòng chống dịch như đeo khẩu trang giữ khoảng cách an toàn.

Trần Hoài Dương là nhà văn trọn đời tâm huyết với các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Ông tên thật là Trần Bắc Quỳ, quê gốc Hải Dương, sinh năm 1943 tại Thị Cầu, Bắc Ninh, sống nhiều năm ở Hà Nội.

Tốt nghiệp trường báo chí trung ương năm 1961, khi mới 20 tuổi, Trần Hoài Dương về công tác tại Tạp chí Học tập  (sau đổi tên là Tạp chí Cộng Sản)

Từ năm 1968-1969 Trần Hoài Dương đi thực tế tại trường giáo dục trẻ em của Bộ Giáo dục trên Bắc Giang. 

Từ năm 1971 đến năm 1981 là biên tập rồi phụ trách ban văn xuôi báo Văn Nghệ – Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1982 chuyển vào TP.HCM làm ở nhà xuất bản Măng Non (sau được tổi tên là Nhà xuất bản Trẻ), làm trưởng ban Văn học. 

Năm 1992 ông xin ra khỏi biên chế, thôi tham gia sinh hoạt Đảng, trở thành một nhà văn tự do, dành toàn bộ tâm sức viết cho thiếu nhi.

Từ năm 1982 đến khi qua đời, ông sống ở TP.HCM. Ông mất ngày 6.5.2011 sau một cơn đột quỵ tại nhà riêng, đường Thích Quảng Đức , hưởng thọ 68 tuổi.

Trong suốt sự nghiệp, ông sáng tác hơn 20 tác phẩm chính.  Ngoài ra, Trần Hoài Dương còn biên soạn nhiều tập sách cho thiếu nhi như Bốn mùa (tuyển thơ – văn, bốn tập liên hoàn, NXB Trẻ, 2003), Những truyện ngắn hay Việt Nam viết cho thiếu nhi, Những truyện ngắn hay thế giới viết cho thiếu nhi (NXB Trẻ).

Bài liên quan
Nhớ Trần Hoài Dương, một miền xanh thẳm tuổi thơ
Có những cây bút dành trọn lẽ sống để viết cho thế giới tuổi thơ như một thứ Đạo. "Viết là để đem lại lòng yêu thương và vẻ đẹp tuyệt vời của văn chương cho trẻ nhỏ".Trần Hoài Dương là một nhà văn như vậy. Ông đã mãi mãi đi về miền xanh thẳm nhưng vẫn còn một "Miền Xanh Thẳm" tác phẩm kỳ diệu của ông để lại bên bờ trần gian cuộc đời.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tưởng nhớ 10 năm ngày nhà văn Trần Hoài Dương mất