Triển lãm “Tay níu thời gian” của cố họa sĩ Bửu Chỉ khai mạc chiều 26.3 tại Ana Mandara Villas Dalat Resort & Spa, với khá nhiều khách mời tên tuổi trong giới hội họa Việt Nam tham dự.

Tưởng nhớ danh họa Bửu Chỉ với 'Tay níu thời gian' ở Đà Lạt

T.V | 28/03/2023, 10:50

Triển lãm “Tay níu thời gian” của cố họa sĩ Bửu Chỉ khai mạc chiều 26.3 tại Ana Mandara Villas Dalat Resort & Spa, với khá nhiều khách mời tên tuổi trong giới hội họa Việt Nam tham dự.

Tham gia sự kiện này, họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ: “Đây là lần thứ 2 trong đời tôi được xem triển lãm cá nhân của họa sĩ Bửu Chỉ. Vẫn biết rằng tranh của ông đã được sở hữu hầu hết bởi những nhà sưu tập, nhưng không ngờ triển lãm lần này lại có số lượng tác phẩm lớn như vậy. Hơn 30 tác phẩm được sáng tác trong một giai đoạn quan trọng của sự nghiệp, từ năm 1993-1997, sau thời gian ông lưu trú, sáng tác ở Pháp. Phải nói rằng cái hay của Bửu Chỉ ở đây là đã phiên dịch được hội họa trường phái Paris sang “Việt ngữ” một cách tài tình, trọn vẹn”.

bc-1.png
Hoa hậu Ngọc Hân (trái) cùng họa sĩ Lê Thiết Cương và đại diện Ban tổ chức - Ảnh: CTV

Họa sĩ Hồng Việt Dũng tâm sự: "Là người rất yêu thích tranh của Bửu Chỉ, đây là một cơ duyện tuyệt vời khi tôi được thưởng thức những tác phẩm của ông trong triển lãm “Tay níu thời gian”. Hơn 30 bức tranh này đánh giá một giai đoạn chuyển mình về nhân sinh quan cũng như góc nhìn về cuộc đời rất cá nhân của Bửu Chỉ. Ana Mandara Đà Lạt dường như là một địa điểm rất phù hợp để trưng bày các tác phẩm này, một nơi nghệ thuật và văn hóa giao thoa”.

bc-2.jpg
Từ phải sang: Họa sĩ Hồng Việt Dũng, họa sĩ Lê Thiết Cương, họa sĩ Hồ Hưng - Ảnh: CTV

Hoa hậu Ngọc Hân cho biết cô cảm thấy rất tự hào với vai trò MC, đồng thời là thành viên Ban tổ chức chương trình triển lãm tranh ý nghĩa, tưởng niệm 20 năm ngày mất họa sĩ Bửu Chỉ - một trong những danh họa mà cô rất yêu thích.

bc-3.jpg
Hoa hậu Ngọc Hân và tranh Bửu Chỉ - Ảnh: CTV

Giám tuyển Lý Đợi nói: “Bửu Chỉ có 2 giai đoạn sáng tác khác nhau rõ nét, một là trước Đổi mới 1986, khi ông là họa sĩ tranh đấu, bận tâm chuyện chung của thế sự, với nhiều tranh, nhiều biếm hoạ có sức chiến đấu cao. Giai đoạn sau là sau 3 tháng năm 1989 lưu trú tại Orleans (Pháp) để đi xem tranh và vẽ. Giai đoạn này, đi Liên Xô hoặc Đông Âu dễ hơn, chứ đi Pháp hoặc Mỹ rất khó. Sau 3 tháng này, Bửu Chỉ đã chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy sáng tác, đã quay về với cõi lòng riêng, truy vấn thời gian và các khúc phi thời gian của đời người, trong tương quan với trời đất, với hiện sinh”.

Sự kiện triển lãm này được đồng hành bởi Rei Artspace trong vai trò đơn vị chủ trương thực hiện, với mong muốn tạo một không gian đặc biệt, một dấu ấn trong chuỗi các sự kiện tưởng nhớ 20 năm ngày mất họa sĩ Bửu Chỉ (14.12.2002 - 14.12.2022).

Bài liên quan
Họa sĩ Bửu Chỉ -  Đi tìm ý nghĩa thời gian của người
Về mặt tạo hình, Bửu Chỉ là họa sĩ đã có hình riêng, nhắm mắt có thể mường tượng ra được. Với người mới xem, chỉ vài lần thôi, cũng đã có hình dung khá chính xác. Những mặt trăng, mặt trời, đồng hồ, ngọn nến, đèn dầu, lưỡng nghi... là những biểu hiệu của Bửu Chỉ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tưởng nhớ danh họa Bửu Chỉ với 'Tay níu thời gian' ở Đà Lạt