Xây dựng các tuyến đường sắt nhánh nối từ đường sắt quốc gia đến các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435mm.

Tuyến đường sắt Bắc-Nam sẽ được đầu tư xây mới

Một Thế Giới | 16/11/2015, 13:33

Xây dựng các tuyến đường sắt nhánh nối từ đường sắt quốc gia đến các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435mm.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm 3 miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo quy hoạch được phê duyệt, sẽ tiến hành nâng cấp đường sắt Bắc - Nam hiện có để nâng cao hiệu quả khai thác; huy động nguồn vốn để xây dựng các tuyến đường sắt nhánh nối từ đường sắt quốc gia đến các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 mm.

Theo đó, đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2020 tiếp tục hoàn thành cải tạo, nâng cấp để khai thác hiệu quả mạng đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam, hoàn thành tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân và đảm bảo tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại thủ đô Hà Nội; từng bước kết nối đường sắt với cảng biển, cảng cạn, khu kinh tế, khu mỏ và các trung tâm du lịch lớn.

Còn đối với vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, sẽ phát triển 5 hành lang vận tải chính của vùng, gồm: hành lang ven biển, hành lang Đà Nẵng - quốc lộ 1 - quốc lộ 9 - Lao Bảo, hành lang Đà Nẵng - quốc lộ 14B - 14D - Nam Giang, hành lang Đà Nẵng - Tây Nguyên, hành lang Dung Quất - Tây Nguyên, hành lang Quy Nhơn - Tây Nguyên.
Tuyen duong sat Bac-Nam se duoc dau tu xay moi-hinh-anh-1

Đoạn đường sắt qua vùng biển Cà Ná, Ninh Thuận.

Đặc biệt vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Chính phủ yêu cầu tăng cường tính kết nối vùng và kết nối giữa các phương thức vận tải, hình thành các đầu mối kết nối vận tải tại các cảng biển Vũng Tàu (khu Cái Mép - Thị Vải), cảng biển TP.HCM, cảng biển Đồng Nai, các cảng cạn; trung tâm dịch vụ logistics; cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng hàng không quốc tế Long Thành; các ga đường sắt Bình Triệu, Tân Kiên, Thủ Thiêm, An Bình, Trảng Bom, Long Định; các bến xe khách liên tỉnh như bến xe miền Tây mới, Ngã tư Ga, miền Đông 1 mới, miền Đông 2 mới, Đa Phước, xuyên Á, miền Đông và các bến xe liên tỉnh tại các tỉnh trong vùng...

Đồng thời đẩy mạnh vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; xây dựng và phát triển các trung tâm dịch vụ logistics lớn tại các khu vực đầu mối như Cát Lái (TP.HCM), Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), Cái Mép Hạ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và các trung tâm khác trong vùng theo quy hoạch của địa phương.

Quang Huy

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
32 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuyến đường sắt Bắc-Nam sẽ được đầu tư xây mới