Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20.10.2015, các nhà đầu tư Liên bang Nga có 113 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,96 tỉ USD tại Việt Nam. 

Nhà đầu tư Nga tăng nhanh vốn đầu tư vào Việt Nam

Một Thế Giới | 15/11/2015, 15:15

Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20.10.2015, các nhà đầu tư Liên bang Nga có 113 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,96 tỉ USD tại Việt Nam. 

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, hiện Nga đứng thứ 17 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Báo cáo cho hay chỉ tính riêng trong 10 tháng từ đầu năm 2015 các nhà đầu tư Liên bang Nga đã đầu tư vào Việt Nam 8 dự án với giấy phép cấp mới. Tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới là 11,45 triệu USD, xếp vị trí thứ 32 trong 59 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam 10 tháng qua.

Vốn đầu tư của Liên bang Nga tập trung nhiều nhất vào hình thức 100% vốn nước ngoài với 69 dự án, tổng vốn đầu tư 1,26 tỉ USD, chiếm 61% tổng số dự án và 64,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đứng thứ hai là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đứng với 4 dự án có tổng vốn đầu tư 381,2 triệu USD, chiếm 19,36% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các dự án còn lại đầu tư theo hình thức liên doanh và công ty cổ phần

Theo báo cáo, hầu hết các dự án của Liên bang Nga tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 37 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 1,13 tỉ USD, chiếm 32,7% về số dự án và 57,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Báo cáo cũng chỉ ra lĩnh vực khai khoáng đứng thứ 2 với 7 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 581,2 triệu USD, chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ ba với tổng số vốn đầu tư đăng ký 72,7 triệu USD, chiếm 3,7% tổng vốn đầu tư.

Phân theo địa bàn đầu tư, hiện Liên bang Nga có dự án đầu tư trên 24 tỉnh thành trên cả nước. Với dự án 1 tỉ USD, Bình Định dẫn đầu về vốn đầu tư đăng ký của Liên bang Nga tại Việt Nam, chiếm 50,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đứng thứ nhì là khu vực dầu khí ngoài khơi với 6 dự án có tổng vốn đầu tư là 531,2 triệu USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hà Nội đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư 130,7 triệu USD. Tiếp theo là các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Yên, TP.Hồ Chí Minh...

Theo số liệu của hải quan, năm 2014, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Liên bang Nga và Việt Nam đạt trên 3,74 tỉ USD, tăng so với năm 2013 là 94%.

Trong năm 2014, Nga nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị (47%); hàng dệt may, giày dép (25%); còn lại là lương thực thực phẩm và nông sản nguyên liệu. Xuất khẩu chủ yếu của Nga sang Việt Nam là máy móc, thiết bị (65%); còn lại là kim loại và các sản phẩm kim loại, phân bón và sản phẩm dầu khí.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Nga là nước đứng thứ 3 trong số nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với 20 dự án có tổng đầu tư là hơn 2,5 tỉ USD.

Một số dự án lớn

Dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center do ông Tokarev Genadii Invanovich (Nga) đầu tư, tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD, xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe buýt và dịch vụ hỗ trợ khác tại Bình Định.

Hợp đồng dầu khí các lô 129, 130, 131, 132 ký ngày 28.10.2008 có tổng vốn đầu tư là 328,2 triệu USD với mục tiêu tìm kiếm,thăm dò dầu khí trên diện tích 28.300km2  .

Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí lô 12/11 ký ngày 19.12.2012, tổng vốn đầu tư đăng ký 100 triệu USD, khai thác dầu khí.

Dự án Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hải và dầu do Cty TNHH Soges Corporation đầu tư, tổng vốn 50 triệu USD, thăm dò địa chất thềm lục địa, đóng mới giàn khoan, đóng tàu, dịch vụ cầu cảng tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hoàng Long

Bài liên quan
Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo thông qua các nhóm chat đầu tư chứng khoán
Theo Bộ Công an, kẻ lừa đảo đã lập các nhóm chat, giả danh chuyên gia để dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt website, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà đầu tư Nga tăng nhanh vốn đầu tư vào Việt Nam