Đến năm 2050, vùng Hà Nội sẽ là vùng đô thị lớn, phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng... và có chức năng kinh tế tổng hợp của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tỷ lệ đô thị hóa của Hà Nội sẽ đạt 65-70% vào 2030

Trí Lâm | 09/05/2016, 20:24

Đến năm 2050, vùng Hà Nội sẽ là vùng đô thị lớn, phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng... và có chức năng kinh tế tổng hợp của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tổng diện tích 24.314 km2

Đó là một trong những mục tiêu trongĐiều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nộiđến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 doThủ tướng Nguyễn Xuân Phúcvừa ký Quyết định 768/QĐ-TTgphê duyệt.

Theo đó, mục tiêu là đáp ứng các yêu cầu phát triển, công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội có sự phân công, hợp tác, chia sẻ và liên kết giữa các địa phương trong vùng; đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia có hiệu quả; đồng thời hạn chế những mặt trái của quá trình đô thị hóa đến môi trường sống, tác động của biến đổi khí hậu nhằm xây dựng vùng phát triển thịnh vượng và có môi trường bền vững.

Ngoài ra, quy hoạch này còn nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng đồng bộ và hiện đại hệ thống mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và xã hội của vùng, tạo điều kiện cho các đô thị tiếp tục phát huy vai trò là những hạt nhân tạo động lực thúc đẩy phát triển cho các khu vực xung quanh về kinh tế, văn hóa - xã hội; phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn; bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Cụ thể,phạm vi vùng Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới của Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (trong đó Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là 3 tỉnh được mở rộng so với Quyết địnhsố 490/2008/QĐ-TTg ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ). Tổng diện tích toàn vùng khoảng 24.314,7 km2.

Theo quy hoạch này, tầm nhìn vùng Hà Nội đến năm 2050 sẽ là vùng đô thị lớn, có chức năng kinh tế tổng hợp của quốc gia và khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, bền vững; bảo đảm an ninh quốc phòng; Hà Nội là đô thị đặc biệt, là trung tâm đầu não chính trị-hành chính, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giáo dục quốc tế của cả nước.

Trước đó, vào sáng 3.3.2016,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và các địa phương liên quan, nghe báo cáo Đồ án “Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.
Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng đánh giáviệc lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng Hà Nội là rất cần thiết, bởiliên kết chia sẻ các chức năng vùng còn chưa rõ ràng; các khu công nghiệp tập trung nhiều ở các cửa ngõ vào Hà Nội; các dự án khu đại học tập trung, các khu đô thị quy mô lớn… cần được xem xét, bảo đảm phù hợp hơn với thực tiễn phát triển; công tác phối hợp giữa các tỉnh, thành phố với các bộ, ngành còn nhiều lúng túng, chưa tạo được sự gắn kết giữa các tỉnh, thành phố trong nội vùng…

Tăng cường liên kết, chia sẻ

Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, là các địa phương có tốc độ và tỉ lệ đô thị hóa cao; có vị trí trung tâm của toàn Vùng trên cơ sở vị thế của Hà Nội với các vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của quốc gia, trong đó nổi bật là các thế mạnh về công nghiệp, đào tạo, nguồn nhân lực và các điều kiện hạ tầng.

Các chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế được tăng cường thông qua việc thiết lập các trung tâm tài chính - thương mại, nghiên cứu - phát minh khoa học, hội nghị hội thảo, thể dục thể thao, không gian di sản và du lịch quốc tế…

Trong đó, Hà Nội với vị thế thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính của quốc gia; là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phát huy vai trò là trung tâm động lực chính, đầu mối liên kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung hình thành các trung tâm thương mại tài chính lớn của quốc gia, phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của Hà Nội khoảng từ 65-70%.

Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nam có lợi thế tiếp cận cửa ngõ và hệ thống giao thông hướng biển (hành lang Hà Nội - Phố Nối - Hải Dương - Hải Phòng), tam giác kinh tế phía Nam Hà Nội (Hưng Yên - Đồng Văn - Phủ Lý); phát triển các dịch vụ công nghiệp - đô thị kết nối trung tâm Vùng Hà Nội với cửa ngõ kinh tế biển; phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, logistics, trung tâm thương mại, y tế, đào tạo, thể dục thể thao, chế biến nông phẩm cấp vùng.

Các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Gianglà vùng cửa ngõ chuyển tiếp giữa Vùng Hà Nội với Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Trong đó, Hòa Bình đóng vai trò là vùng sinh thái, bảo vệ môi trường, đảm trách những chức năng chính về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, liên vùng (cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ nguồn nước...).

Tỉnh PhúThọ phát triển các vùng du lịch văn hóa di sản, du lịch sinh thái (Đền Hùng, Xuân Sơn)… Thái Nguyên phát triển về y tế, giáo dục đào tạo chất lượng cao cho Vùng Thủ đô Hà Nội và toàn quốc, du lịch quốc gia (hồ Núi Cốc, ATK…)...

CònBắc Giang là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của Vùng Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), phát triển du lịch (Tây Yên Tử, Hồ Khuôn Thần, Hồ Cấm Sơn…), sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng cao tại các huyện phía Đông của tỉnh; là đầu mối kinh doanh - thương mại quan trọng của Vùng với các tỉnh Đông Bắc của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc...

Trí Lâm

Ảnh minh họa
Bài liên quan
Bộ Công Thương thúc đẩy thực hiện các quy hoạch về năng lượng, khoáng sản
Bộ Công Thương đang khẩn trương thực hiện các quy hoạch về năng lượng và khoáng sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Quốc hội đã bỏ phiếu kín, thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ tại kỳ họp bất thường thứ 7 Quốc hội khóa 1 chiều 2.5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỷ lệ đô thị hóa của Hà Nội sẽ đạt 65-70% vào 2030