Trang web news.com.au (Úc) ngày 4.10 đã đăng bài viết với nhận định: Các chuyên gia cảnh báo Úc không thể đứng ngoài vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Úc muốn cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc

Đỗ Duy | 13/10/2016, 05:51

Trang web news.com.au (Úc) ngày 4.10 đã đăng bài viết với nhận định: Các chuyên gia cảnh báo Úc không thể đứng ngoài vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Úc đang đối mặt với thách thức ngày càng tăng về căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.Úc đang cố gắng cân bằng giữa hai lợi ích cạnh tranh (Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc trong khi Mỹ là đối tác lớnthứ 3) mà không phải can thiệp quá sâu vào xung đột tại Biển Đông.

Trong buổi phát hình tối 3.10, phóng viên Peter Greste của đài truyền hình ABC đã có bài phân tích về cách thích nghi của Úc trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Peter Greste đánh giá: “Úc đang ở trên đường giao thoa giữa hai cường quốc lớn. Vấn đề của chúng ta hiện nay là các động lực lịch sử đã thúc đẩy các cường quốc này đi rất xa ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Vì thế chúng ta cần phải biết các động lực này có thể hoạt động như thế nào”.

Khả năng hợp tác quân sự Mỹ-Úc

Đô đốc về hưu Dennis Blair, một trong những cựu sĩ quan quân đội cao cấp nhất của Mỹ, cảnh báo rằng thỏa hiệp là điều không thể xảy ra. Ông thừa nhận Trung Quốc và Mỹ sẽ không đi đến chiến tranh nhưng hai bên vẫn trong tình trạng đối đầu.

Ông kêu gọi quân đội Úc tham gia các cuộc tập trận chung với Mỹ trên Biển Đông. Trả lời đài truyền hình ABC, ông nói: “Tôi cho rằng tàu Úc và Mỹ nên tập trận cùng nhau tại Biển Đông để chứng minh khi cần thiết sẽ điều quân đội vào không phận và hải phận quốc tế. Chúng tôi tin tưởng các bạn Úc sẽ ở đó khi có vấn đề nghiêm trọng nào đó xảy ra”.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết phía Mỹ chưa bao giờ đề nghị Úc tham gia tập trận chung trong vùng biển tranh chấp.

Bà nói: “Và chúng tôi sẽ tiếp tục những gì chúng tôi đã và đang làm, đó là lưu thông qua Biển Đông, thực hiện quyền đi qua trên biển và trên không. Úc đã tiến hành hoạt động trên Biển Đông từ nhiều năm qua và vẫn sẽ tiếp tục như thế.”

Hải quân Mỹ tập trậnđổ bộ ở Úc năm 2015 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ

Úc cố gắng cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc

Trong 20 năm qua, Úc đã cố gắng cân bằng quan hệ giữa một bên là đồng minh với Mỹ và bên kia là quan hệ kinh tế tăng trưởng liên tục với Trung Quốc.

Giáo sư Huge White, chuyên gia phân tích quân sự, nhận định gần đây vấn đề trên ngày càng trở nên khó khăn: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta, đối tác thương mại lớn nhất lại chính là đối thủ chiến lược của đồng minh quan trọng nhất của chúng ta. Chúng ta đang trong một vị thế chiến lược mới đầy phức tạp chưa từng xảy ra trước đây”.

Ông cho biết sự hiện diện của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tại Úc và trên Biển Đông là nỗ lực của Washington nhằm “chứng minh với Úc, với Trung Quốc, với các nước trong khu vực, với người dân Mỹ rằng Úc đang đứng về phía Mỹ, đẩy lùi những thách thức của Trung Quốc đối với Mỹ”.

Khi được nhà báo Peter Greste hỏi tình hình sẽ ra sao nếu Úc bị lối kéo vào thế đối đầu với Trung Quốc, ông trả lời: “Đó chắc chắn là những gì Mỹ mong muốn… Họ muốn chúng ta cam kết hỗ trợ theo bất kỳ yêu cầu nào của họ để chống lại sức ép của Trung Quốc. Và dĩ nhiên các nhà lãnh đạo cũng như nhiều cử tri Úc sẽ cho đây là một ý tưởng hay”.

Giáo sư White cho biết các mối quan ngại tăng lên vào cuối năm ngoái sau sự kiện chính quyền vùng lãnh thổ Bắc Úc quyết định sử dụng tiền đầu tư của Trung Quốc để phát triển cảng Darwin và cho công ty Trung Quốc Landbridge thuê cảng này với giá nửa tỉ đô la Úc.

“Nhiều người ở Washington lo ngại việc Úc sẵn sàng cho phép một công ty Trung Quốc thuê cảng. Điều này dự báo nền kinh tế Úc trong tương lai sẽ bị phụ thuộc sâu sắc vào Bắc Kinh”.

Ông nhận định không chỉ những tin tức tình báo bày tỏ quan ngại, nhiều người tại Mỹ đã thể hiện sự lo lắng về hướng đi của Úc sắp tới, cũng như việc Úc đang dần bị lôi kéo vào nền kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc buông lời dọa dẫm Úc

Tháng 7.2016, Úc ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài bác bỏ cơ sở pháp lý đòi quyền lịch sử đối với Biển Đông của Trung Quốc.

Tòa Trọng tài đã tuyên Philippines thắng kiện, tuy nhiên Chủ tịch Tập Cận Bình sau đó ra tuyên bố “chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải” của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết trên.

Trung Quốc sau đó bày tỏ thái độ “rất bất bình” với hành động của các nước như Úc và cảnh báo sử dụng “các biện pháp nghiêm trọng” nếu các thế lực toàn cầu tiếp tục phản đối hoạt động bành trướng của họ tại Biển Đông.

Chính phủ Trung Quốc tuyên bố quan điểm của Úc là “gây bất lợi cho nền tảng quan hệ chính trị hai nước”, và “quan hệ hợp tác hiện nay” có thể bị “ảnh hưởng nghiêm trọng” nếu Úc có hành động đi xa hơn nữa.

Ngoại trưởng Julie Bishop không tin Trung Quốcsẽ thay thế Mỹ trong một sớm một chiều - Ảnh: Sky News

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Julie Bishop khẳng định bà tin Úc sẽ cân bằng được hai mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu nhau, như “các nước khác đã thực hiện.”

Bà trả lời phóng viên Peter Greste: “Chúng ta có một nền kinh tế được xây dựng trên nền tảng đầu tư trực tiếp nước ngoài, vậy nên chúng ta có khả năng giải quyết các vấn đề này cũng như vấn đề đồng minh với Mỹ và quan hệ với nước khác”.

Không lựa chọn Mỹ hay Trung Quốc

Khi được hỏi Úc sẽ ở đâu nếu Trung Quốc tiếp tục xây dựng lực lượng quốc phòng và trở thành cường quốc quân sự mạnh nhất trong khu vực thay thế Mỹ, Ngoại trưởng Julie Bishop trả lời ngắn gọn: “Vâng, tôi không tin họ sẽ thay thế Mỹ trong một sớm một chiều”.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với trang news.com.au, chuyên gia an ninh-tiến sĩ Adam Lockyer từ Đại học Macquarie cho biết ngày càng khó cho Úc tách khỏi quan hệ với hai cường quốc này.

Ông nhận định: “Lập trường của Úc là không muốn lựa chọn. Ngay khi chúng ta bị ép phải lựa chọn, chúng ta đã thua. Nguyên tắc định hướng trong chính sách đối ngoại Úc đó chính là “không lựa chọn Mỹ hay Trung Quốc”. Làm như vậy, kinh tế, an ninh của chúng ta hoặc cả hai sẽ đều bị ảnh hưởng.”

Ông Lockyer nhận định Úc không thể đơn giản chỉ đứng ngoài mà phớt lờ tình hình chung. Ông giải thích: “Thật khó nếu không làm gì trong tình hình hiện nay. Quân đội của chúng ta là một phần trong chuyện này. Sẽ không có bất cứ hành động khiêu khích nào từ phía chúng ta. Đó chỉ là một động thái mang tính biểu tượng. Đối với các vấn đề còn lại, chúng ta sẽ hạn chế hành động đến mức thấp nhất có thể”.

Đỗ Duy
Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Úc muốn cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc