Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy cho rằng, AI hỗ trợ cho con người giải quyết các vấn đề trong đời sống nên ứng dụng trong khu vực hành chính công là một lựa chọn cần thiết.

Ứng dụng AI trong khu vực hành chính công là một lựa chọn cần thiết

Tú Viên | 27/12/2022, 23:31

Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy cho rằng, AI hỗ trợ cho con người giải quyết các vấn đề trong đời sống nên ứng dụng trong khu vực hành chính công là một lựa chọn cần thiết.

Ngày 27.12, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TP.HCM phối hợp với Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM), Sở Khoa học và Công nghệ, Thành đoàn TP.HCM và Hội Tin học TP.HCM tổ chức hội thảo về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực hành chính công năm 2022 với chủ đề “Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt lĩnh vực hành chính công”. 

Tại hội thảo, các chuyên gia trình bày tham luận với nhiều nội dung liên quan đến nhu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước trong ứng dụng AI, đặc biệt trong lĩnh vực hành chính công; Nghiên cứu của các nhà khoa học về sản phẩm AI có thể ứng dụng vào công tác quản lý nhà nước, vào lĩnh vực hành chính công; Chính sách của TP đối với các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin - truyền thông về nghiên cứu, ứng dụng AI; Thảo luận mối liên kết của cơ quan quản lý nhà nước, viện - trường đại học và doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, đầu tư, triển khai ứng dụng AI...

oii.jpeg
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức phát biểu tại chương trình-Ảnh: P.V

Giám đốc Sở TT-TT TP Lâm Đình Thắng cho biết, năm 2022, TP.HCM đã rất quyết tâm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số. TP đã ra mắt một số nền tảng số quan trọng như hệ thống giám sát xử lý phản ánh, kiến nghị người dân theo thời gian thực; hệ thống giải quyết thủ tục hành chính; Dashboard tổng hợp thông tin kinh tế - xã hội. TP.HCM xếp hạng 3/63 tỉnh thành về chuyển đổi số.

Sở TT-TT đề xuất chủ đề về chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh năm 2023 là dữ liệu số. Đối với ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trọng tâm của TP sẽ đặt ở lĩnh vực hành chính công. Trong thời gian vừa qua, cũng đã có nhiều cơ quan hành chính ở TP ứng dụng khá tốt trí tuệ nhân tạo, điển hình như Quận 2 với dịch vụ "định danh khách hàng điện tử" để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp…

Thông qua hội thảo, Sở TT-TT mong muốn trở thành cầu nối để gắn kết 3 nhà: cơ quan quản lý nhà nước, nhà nghiên cứu đến từ các trường, viện và doanh nghiệp trong việc đưa giải pháp trí tuệ nhân tạo đi vào thực tế cuộc sống.

Tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức phát biểu, xây dựng và phát triển chương trình AI, đặc biệt ứng dụng AI trong trong lĩnh vực hành chính công là tất yếu. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, cần phân biệt ứng dụng CNTT với ứng dụng AI để ứng dụng AI phải đi vào thực chất, tránh hình thức.

Tuy nhiên, TP.HCM vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm so với yêu cầu đặt ra, hai trong nhiều vấn đề TP cần tập trung vào là dữ liệu và ứng dụng AI để tăng năng suất lao động của công chức. Song vấn đề tạo lập, liên thông, chia sẻ, sử dụng hiệu quả dữ liệu giữa các cấp, các ngành, các địa phương vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tiễn. Từ thực tế đó, dữ liệu chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến khai thác ứng dụng AI để thúc đẩy hiệu quả chính quyền số, phục vụ cho người dân và doanh nghiệp tốt hơn cũng còn bị hạn chế.

ljlj.jpeg
Hoạt động trải nghiệm thiết bị AI tại chương trình-Ảnh: P.V

Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy cho rằng, chúng ta không kỳ vọng AI thay thế con người, chỉ cần AI giải quyết những việc lặp đi lặp lại trên diện rộng và diễn ra thường xuyên. Tức chọn ứng dụng AI theo diện hẹp, AI hỗ trợ cho con người giải quyết các vấn đề trong đời sống… nên ứng dụng trong khu vực hành chính công là một lựa chọn cần thiết.

Tại hội thảo, Sở TT-TT đã công bố 10 bài toán AI trọng tâm của TP trên nhiều lĩnh vực như tài nguyên môi trường, xây dựng, giao thông vận tải, cổng giao tiếp 1022. Đây là bước khởi đầu cho lộ trình Sở TT-TT sẽ định kỳ hàng năm công bố các bài toán CNTT, AI của TP để nhà trường, doanh nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, đầu tư sát với nhu cầu thực tiễn của TP; đồng thời, thông tin về các bài toán CNTT được công bố rộng rãi hy vọng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có sự bình đẳng trong thông tin để chuẩn bị năng lực tham gia các dự án của TP.

Dịp này, ban tổ chức cũng công bố và trao giải Hội thi Giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo năm 2022. Hội thi với 2 nhóm nội dung thi gồm Cuộc thi thử thách trí tuệ nhân tạo (AI Challenge) và Cuộc thi sản phẩm, giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI Solution). Năm nay, hội thi giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận được sự quan tâm của đông đảo thí sinh đến từ khắp mọi miền đất nước với 239 đội thi, 1173 thí sinh tham gia dự thi ở cả 2 nhóm nội dung thi.

Bài liên quan
Khai trương đoàn tàu chất lượng cao chặng TP.HCM - Đà Nẵng
Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2024), ngày 27.4, tại Ga Sài Gòn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (TP.HCM - Đà Nẵng).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng AI trong khu vực hành chính công là một lựa chọn cần thiết