Khi chọn ông Mike Pompeo làm Ngoại trưởng Mỹ thay ông Rex Tillerson, Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm ra người “cùng tần sóng” với ông trong việc nghi ngờ thỏa thuận hạt nhân Iran và Hiệp định chống thay đổi thời tiết Paris 2015.

Ứng viên Ngoại trưởng Mỹ cùng quan điểm với ông Trump trên nhiều lĩnh vực

Trần Trí | 14/03/2018, 19:21

Khi chọn ông Mike Pompeo làm Ngoại trưởng Mỹ thay ông Rex Tillerson, Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm ra người “cùng tần sóng” với ông trong việc nghi ngờ thỏa thuận hạt nhân Iran và Hiệp định chống thay đổi thời tiết Paris 2015.

Nếu được Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua sau cuộc điều trần vào tháng 4 tới, ông Pompeo sẽ là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹvào đúnglúc đang có cuộc đàm phán tế nhị Mỹ với CHDCND Triều Tiên về khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump với lãnh đạo Kim Jong-un.

Sau khi quyết định sa thải ông Tillerson, chủ nhân Nhà Trắng ca ngợi ông Pompeo là “người nhiều năng lực, thông minh xuất chúng” và dự báo ông sẽ là “một Ngoại trưởng rất xuất sắc”.

Ông Trump cũng dự báo mối quan hệ thân cận với ông Pompeo là “luôn cùng tần sóng”, ngược với quan hệ đầy bất đồng với ông Tillerson, người được cho là đã gọi Tổng thống Mỹ là “tên khờ dại” hồi hè 2017.

Ông Pompeo, 54 tuổi, từng là một sĩ quan bộ binh Mỹ, sau đó là một doanh nhân và nghị sĩ bảo thủ được bầu vào Hạ viện Mỹ năm 2010, trước khi ông được chọn làm Giám đốc Cục tình báo trung ương (CIA) dưới thời ông Trump.

Ông Pompeo từng tốt nghiệp đại học Harvard và trường võ bị West Point, có 3 nhiệm kỳ hạ nghị sĩ đại diện bang Kansas. Là một thành viên Ủy ban tình báo Hạ viện, ông được cho là một tay “diều hâu” luôn chỉ trích chính sách đối ngoại thời Tổng thống Barack Obama, nhất là vụ Mỹ cùng Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức (nhóm P5+1) đạt thỏa thuận hạt nhân 2015 với Iran, với điều kiện Iran giảm mức độ làm giàu uranium-tức cam kết không phát triển vũ khí hạt nhân-để đổi lại Iran được quốc tế xóa bỏ cấm vận.

Ông Trump dẫn sự bất đồng với ông Tillerson về thỏa thuận trên là lý do cách chức ông này. Ông Tillerson ủng hộ thỏa thuận là cách tốt nhất để chặn tham vọng hạt nhân của Tehran, nhưng ông Trump gọi thỏa thuận là “sự xấu hổ của nước Mỹ” và dọa sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận. Ông Pompeo thì gọi Iran là “mối đe dọa cho an ninh quốc gia Mỹ”.

Năm 2016, một ngày trước khi ông Trump tuyên bố sẽ giao ông Pompeo nắm CIA, ông viết Twitter: “Tôi tính chuyện rút khỏi thỏa thuận thảm họa với nước tài trợ khủng bố lớn nhất thế giới”.

Ông Pompeo cũng cùng quan điểm nghi ngờ Hiệp định chống thay đổi thời tiết Paris 2015 với Tổng thống Mỹ. Ông từng nói Hiệp định này là "gánh nặng chi phí” cho Mỹ.

Theo lý lịch nộp Quốc hội Mỹ, ông Pompeo 54 tuổi, chào đời ở Quận Cam (bang Califonia) và sau đó học trường võ bị West Point cho đến năm 1986. Sau khi tốt nghiệp thủ khoa, ông là một sĩ quan bộ binh “từng tuần tra Bức Màn Sắt trước khi bức tường Berlin sụp đổ” cho đến năm 1991 thì xuất ngũ, thi vào đại học luật Harvard, nơi ông làm biên tập tạp chíHarvard Law Review cho đến khi tốt nghiệp năm 1994 và nhảy vào lĩnh vực tư nhân.

Năm 1998, ông Pompeo cùng hai tỉ phú Charles-David Koch đầu tư vào Thayer Aerospace, một công ty mà ông Pompeo khởi nghiệp cùng một số bạn bè thời học trường võ bị West Point. Tiếp đó, ông Pompeo làm cho Công ty Koch Industries chuyên về dầu thô và các lĩnh vực khác, nhằm có tiền tranh cử vào Quốc hội năm 2010. Phe tự do chỉ trích ông thuê một luật sư của Koch Industries làm chánh văn phòng và đề xướng các luật toàn có lợi cho công ty này.

Theo Guardian, ông Pompeo có quan điểm “diều hâu” về nhiều vấn đề chính sách, gồm việc ông nhận định vẫn phải giữ nhà tù Guantanamo để giam nhốt nghi phạm khủng bố, và việc ông bào chữa việc CIA tra tấn nghi cankhủng bố bằng cách trấn nước là một chiến thuật thẩm vấn, hợp pháp và không phải là tra tấn.

Năm 2014, sau khi Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ lần đầu tiên báo cáo việc CIA có các biện pháp tra tấn, ông Pompeo ra tuyên bố chỉ trích, nói “Những người đó là người yêu nước, không phải kẻ tra tấn. Chương trình được áp dụng trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật”.

Năm 2017, khi điều trần để được làm Giám đốc CIA, ông Pompeo được hỏi nếu Tổng thống Mỹ yêu cầuthì CIA có tái áp dụng “các kỹ thuật thẩm vấn tăng cường” hay không, ông đáp “Tuyệt đối không”.

Bà Gina Haspel, Phó giám đốc CIA, sẽ là nữ lãnh đạo đầu tiên của cơ quan tình báo này. Bà cũng bị chỉ trích đã giám sát chương trình tra tấn nghi can khủng bố, phá hủy các vidéo làm chứng những vụ tra tấn.

Về trường hợp “kẻ tuýt còi” Edward Snowden tuồn thông tin nhạy cảm của Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) cho giới truyền thông, ông Pompeo nói ông Snowden đáng bị kết án tử hình. Ông cũng đề nghị Quốc hội Mỹ cho phép theo dõi toàn bộ công dân Mỹ.

Xem ra ông Pompeo cùng nhân viên CIA chung quan điểm thù địch với Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin, tức khác với ông Trump là người muốn có quan hệ tốt với Nga và với vị lãnh đạo Điện Kremlin.

Ông Pompeo rất tin Nga là một mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Đầu năm nay, ông khẳng định Nga sẽ âm mưu can thiệp cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ (sẽ tổ chức tháng 11 tới).

Tại một hội thảo chính sách đối ngoại hồi tháng 10.2015, ông khẳng định ông Putin “nhăm nhe thay đổi tương lai địa-chính trị”, và nói Tổng thống Obama không đủ cứng rắn đương đầu với Nga.

Thượng viện Mỹ từng phê duyệt ông Pompeo làm Giám đốc CIA với 66 phiếu thuận, 32 phiếu chống. Thủ lĩnh đảng Dân chủ thiểu số ở Thượng viện là ông Chuck Schumer đã bỏ phiếu thuận. Hôm 13.3, ông Summer tuyên bố: “Nếu ông ấy được chọn làm Ngoại trưởng, chúng tôi hy vọng ông Pompeo sẽ lật một chiếc lá mới và sẽ bắt đầu siết chính sách của chúng ta đối với Nga và với Putin”.

Trong một tuyên bố do Nhà Trắng công bố, ông Pompeo nói ông rất biết ơn Tổng thống Trump đã cho phép ông làm lãnh đạo CIA và cho ông cơ hội làm Ngoại trưởng Mỹ: “Nếu được chấp thuận, tôi sẽ nỗ lực lèo lái lực lượng ngoại giao giỏi nhất thế giới trong việc lập và thực hiện các chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ”.

Các chính khách Cộng hòa cũng hoan nghênh việc chọn ông Pompeo làm Ngoại trưởng. Thượng nghị sĩ Marco Rubio nói ông Pompeo hiểu rõ những thách thức quốc tế và cơ hội của Mỹ trong thế kỷ 21, trong khi Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói không ai hiểu mối đe dọa từ Iran và Triều Tiên cho bằng ông Pompeo.

Trung Trực (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng viên Ngoại trưởng Mỹ cùng quan điểm với ông Trump trên nhiều lĩnh vực