Ai lại dở hơi ước làm người Campuchia, cái xứ dưới mắt không ít người là xứ nghèo khổ lạc hậu (?). Hỏi ra, nhiều thứ họ cũng hơn minh. Từ chuyện làm du lịch, xuất khẩu gạo cho đến việc bảo tồn, an ninh xã hội. Không thấy cảnh chích cá bằng điện, trộm chó và gia súc. Hoàng cung của vua bán vé cho khách vào tham quan thoải mái. Xe ô tô để ngoài đường cả đêm không sợ bị gỡ logo, bẻ kính…

Ước được là người Campuchia?

17/12/2017, 12:52

Ai lại dở hơi ước làm người Campuchia, cái xứ dưới mắt không ít người là xứ nghèo khổ lạc hậu (?). Hỏi ra, nhiều thứ họ cũng hơn minh. Từ chuyện làm du lịch, xuất khẩu gạo cho đến việc bảo tồn, an ninh xã hội. Không thấy cảnh chích cá bằng điện, trộm chó và gia súc. Hoàng cung của vua bán vé cho khách vào tham quan thoải mái. Xe ô tô để ngoài đường cả đêm không sợ bị gỡ logo, bẻ kính…

Người Campuchia, cả trong và ngoài nước đều được miễn vé. Chỉ cần passport hoặc chứng minh thư ghi là sinh tại Campuchia - Ảnh: Nguồn internet

Nghe cứ như chuyện tiếu lâm thời @. Nhiều người ước được làm dân mấy nước Bắc Âu, nơi mà phúc lợi xã hội trên cả tuyệt vời. Hoặc ước làm công dân các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc. Chẳng thế mà bao nhiêu người Việt thắt lưng buộc bụng, cho con đi du học mấy nước đó và tìm cách nhập tịch. Không thì cũng mơ được làm công dân đảo quốc Singapore, dù diện tích chỉ bằng 1/460 của Việt Nam nhưng có hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới. Ai lại dở hơi ước làm người Campuchia, cái xứ dưới mắt không ít người là xứ nghèo khổ lạc hậu (?). Hỏi ra, nhiều thứ họ cũng hơn minh. Từ chuyện làm du lịch, xuất khẩu gạo cho đến việc bảo tồn, an ninh xã hội. Không thấy cảnh chích cá bằng điện, trộm chó và gia súc. Hoàng cung của vua bán vé cho khách vào tham quan thoải mái. Xe ô tô để ngoài đường cả đêm không sợ bị gỡ logo, bẻ kính… Nhưng chừng đó, chưa đủ để mơ ước làm người Campuchia.

Đi du lịch Campuchia về, mấy bạn nữ thích làm người Khmer để không phải băn khoăn về những nghịch cảnh mẹ chồng - nàng dâu. Người Khmer theo chế độ mẫu hệ. Thuở xa xưa, trong cuộc tranh tài nam - nữ, thi đào ao (di tích ao Bà Om ở Trà Vinh), thi đắp núi (di tích núi Chàng - núi Nàng ở Kampong Cham) thì phe nữ chiến thắng. Con gái được chủ động cưới chồng, con trai ở rể, ngược với Việt Nam. Họ giải thích “Con trai là trụ cột trong nhà, thường đi làm ăn xa nên con gái ở với mẹ ruột thoải mái hơn. Khi ốm đau, sinh nở; mẹ cũng chăm mình tốt hơn”.

Vé tham quan quần thể Angkor, di sản văn hóa thế giới hiện nay là 37 usd mỗi ngày. Đắt nhưng đáng đồng tiền bát gạo vì quần thể rộng hơn 400 km2 với hàng trăm đền thờ. Đi 3 ngày là 62 usd và 7 ngày là 70 usd. Điều đáng nói là người Khmer, cả trong và ngoài nước đều được miễn vé. Chỉ cần passport hoặc chứng minh thư ghi là sinh tại Campuchia thì được miễn vé, dù mang quốc tịch khác. Người Campuchia tự hào rằng “Đây là những di sản tổ tiên người Khmer để lại, con cháu có quyền thừa hưởng”, đương nhiên không phải mua vé. Việc nhỏ nhưng nhiều nước không làm được. Trên đường quốc lộ 6, qua Kampong Thom, từ cầu cổ Kampong Kdey về thị xã Siem Reap, chừng 60 km mà có hàng chục đoạn đường quốc lộ phải “uốn cong mềm mại”. Không phải vì nhà các quan chức hay đại gia mà để tránh các cầu đá ong nhỏ, chỉ dài vài chục mét đổ lại. Không ai bảo vệ, cũng không có bảng cấm mà cả ngàn năm, không mất một viên gạch. Đơn giản chỉ vì “cái gì không phải của mình, thì mình không lấy”.

Cánh tài xế càng muốn làm người Campuchia. Đường sá hẹp nhưng tốt hơn. Không có nhiều ổ gà và lượn sóng. Lên cầu không bị giật tưng như nhảy disco. Nhất là không sợ CSGT rình núp như thập diện mai phục và không phải bóp còi inh ỏi làm lái xe căng thẳng, còn người đi đường thì stress. Đặc biệt, không bị ám ảnh bởi những trạm thu phí bủa vây như bạch tuộc. Campuchia có lẽ là quốc gia duy nhất không có trạm thu phí. Thật ra, trước đây, Campuchia cũng có 2 trạm thu phí ở quốc lộ 4 và quốc lộ 6. Từ 2015, Thủ tướng Hun Sen đã cho dỡ luôn. Có người biện minh là đường Campuchia đa phần được làm bằng nguồn tài trợ. Không hẳn vậy, cái chính là quan điểm xuyên suốt “Khoan sức cho dân và doanh nghiệp”.

Trạm thu phí, quốc gia nào cũng có, trừ vài nước đặc biệt như Campuchia. Nhưng trạm dày đặc và bất hợp lý thì Việt Nam vô địch. Không chỉ cánh tài xế kêu trời mà người dân cũng ca thán. Mặc các nhà khoa học hiến kế, người dân phản ánh, các cựu quan chức của ngành giao thông góp ý; quan chức Bộ Giao thông Vận tải và các chủ đầu tư vẫn kiên quyết cố thủ, thậm chí tử thủ. Tới mức mà đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải chủ trì họp khẩn để tháo ngòi nổ. Đáng mừng, chiều ngày 4.12.2017, Thủ tướng đã lắng nghe và ra lệnh tạm dừng thu phí trạm Cai Lậy (Tiền Giang) để tìm giải pháp. Chỉ một trạm thu phí phi lý mà tốn biết bao nhiêu công sức, từ Trung ương, địa phương cho đến người dân. Hết bao nhiêu giấy mực của báo chí và dư luận xã hội. Mất bao nhiêu tiền bạc, không thể tính. Cái mất lớn nhất là niềm tin của người dân vào nhà nước. Tất cả chỉ để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và cái sai của người phê duyệt dự án.

Chẳng có nước nào mà các trạm thu phí lại bị phản đối mạnh mẽ và quyết liệt như Việt Nam. Chẳng quốc gia nào phải huy động cả lực lượng vũ trang để bảo vệ trạm thu phí. Cứ như sắp bị khủng bố hoặc xâm lược. Đến mức ngân hàng Nhà nước phải in thêm tiền 100 đồng để đối phó, thật ra là tiếp sức cho chủ đầu tư. Buồn cười là trước đó, tiền 200 đồng, không ai xài. Cho mấy người ăn xin cũng bị trả lại. Nhờ các trạm thu phí, tiền 200 đồng hồi sinh mạnh mẽ. Ngoài mong đợi, các trạm thu phí còn giúp tờ 100 đồng, biệt tăm hơn chục năm bỗng sống lại ngoạn mục, bất ngờ xuất hiện, đẹp và mới toanh.

Thật lòng mà nói, trong cuộc chiến trạm thu phí BOT, nghe giống chữ “đồn bót” địch ngày xưa. Mấy kẻ rỗi công còn suy diễn BOT là viết tắt của nhiều cụm từ mỉa mai mà ý nghĩa. Cánh tài xế khốn khổ, người dân mệt mỏi và stress, nhà nước nhức đầu, nhà đầu tư cũng mất ăn mất ngủ. Hình như chẳng ai được lợi. Nếu duy trì các trạm BOT bất hợp lý, Nhà nước và nhà đầu tư có thế có thêm nguồn thu nhưng lợi bất cập hại. Chẳng có tiền bạc nào có thể bù đắp nổi các hệ lụy xã hội từ những bất ổn của các trạm thu phí BOT kiểu Cai Lậy. Hà cớ gì còn chần chừ níu kéo, mà không mạnh dạn gỡ bỏ. Càng để lâu càng bất lợi. Sự thể là vậy, phải truy cứu trách nhiệm những tác giả đã đề xuất và phê duyệt “ngòi nổ” này, nếu không muốn lây lan. Nhân dịp này cũng nên tính sổ với nhiều trạm thu phí BOT bạch tuộc khác.

Nghe thiên hạ bức xúc và bàn tán, tôi cũng muốn “tẩu hỏa nhập ma”. Không có điều kiện, nên không dám mơ làm công dân các nước Âu, Mỹ hay Nhật Bản, Singapore. Mình nhà nghèo, chỉ ước làm dân Campuchia để khỏi mua vé tham quan du lịch, khỏi sợ các trạm thu phí bủa vây, gây tắc đường khốn khổ.

Trần Kù

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ước được là người Campuchia?