Đó là nhận định của tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ và là cố vấn y tế Nhà Trắng, về vắc xin COVID-19 của Nga.

‘Vắc xin COVID-19 của Nga có thể gây hại nhiều hơn lợi’

21/08/2020, 08:51

Đó là nhận định của tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ và là cố vấn y tế Nhà Trắng, về vắc xin COVID-19 của Nga.

Tiến sĩ Anthony Fauci nghi ngờ độ an toàn và hiệu quả từ vắc xin COVID-19 của Nga

Hồi đầu 8.2020, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vắc xin có khả năng ngăn ngừa COVID-19 và tiết lộ con gái ông đã được tiêm nó.

Loại vắc xin COVID-19 mà Nga gọi là Sputnik V được phát triển tại Viện Gamaleya ở Moscow. Dù Sputnik V không được thử nghiệm trên quy mô lớn, Tổng thống Putin vẫn nói về kế hoạch cung cấp vắc xin cho hàng triệu người Nga.

Hơn nữa, Nga cũng không chia sẻ nghiên cứu dữ liệu nghiên cứu vắc xin cho các chuyên gia y tế.

Bình luận về vấn đề này, tiến sĩ Fauci đã gọi những tuyên bố của Putin là "không có thật".

“Không phải giả vờ vì ông ấy có vắc xin, còn không có thật khi nói rằng bạn có một loại vắc xin an toàn và hiệu quả. Có một sự khác biệt lớn”, nhà dịch tễ hàng đầu Mỹ nói với tạp chí Newsweek.

“Việc có vắc xin và chứng tỏ trong các thử nghiệm thực sự nó được thiết kế tốt, các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và với giả dược, rằng khi bạn bắt đầu cung cấp rộng rãi cho hàng trăm triệu người, rằng bạn đang tiêm một loại vắc xin an toàn và hiệu quả… Theo hiểu biết của tôi và tôi khá chắc chắn mình đúng, người Nga đã không nghiên cứu kỹ điều này trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng và đối chứng với giả dược ở quy mô lớn”, tiến sĩ Fauci cho biết thêm.

Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized clinical trials - RCT) là loại hình nghiên cứu thực nghiệm có giá trị nhất về mặt y học thực chứng để đánh giá hiệu quả của một thuật điều trị.

Thử nghiệm đối chứng với giả dược giúp người thực hiện đánh giá hiệu quả thực sự của dược chất. Giả dược là dạng sản phẩm giống thuốc thật nhưng lại không có dược chất.

Trước đó, tiến sĩ Anthony Fauci từng bình luận về vắc xin COVID-19 của Nga như sau: “Tôi hy vọng nhưng tôi chưa thấy có bằng chứng họ đã chứng minh vắc xin an toàn và hiệu quả”.

Qua đó, các chuyên gia y tế đã bày tỏ lo ngại rằng việc sử dụng một loại vắc xin chưa được kiểm chứng, cho toàn bộ người dân giống như chơi với lửa.

Tiến sĩ Anthony Fauci cho rằng vắc xin COVID-19 của Nga có thể gây hại nhiều hơn lợi

Theo The Washington Post, Konstantin Chumakov, thành viên của Mạng lưới Virus toàn cầu, một liên minh quốc tế làm việc về các mối đe dọa từ virus, cho biết về mặt khoa học, không thể chứng minh được hiệu quả nếu không có các thử nghiệm rộng rãi, được gọi là giai đoạn 3.

Ông nói: “Sử dụng nó cho phần lớn người dân trước khi có kết quả đầy đủ của thử nghiệm giai đoạn 3 là một canh bạc. Một trò roulette (trò đánh bạc thông dụng trong các casino – PV) của người Nga".

Thư ký báo chí Nhà Trắng – bà Kayleigh McEnany cho hay Tổng thống Trump đã được thông báo về vắc xin COVID-19 của Nga hôm 13.8.

Bà Kayleigh McEnany nói thêm rằng vắc xin COVID-19 của Mỹ trải qua quá trình thử nghiệm giai đoạn 3 nghiêm ngặt và được tuân theo các tiêu chuẩn cao hơn nhiều. Các quan chức Mỹ nói với CNN rằng vắc xin của Nga được coi là “nửa vời” nên Mỹ không bao giờ quan tâm. Một người thậm chí tuyên bố: “Không có chuyện Mỹ thử cái này (vắc xin của Nga - PV) trên khỉ chứ đừng nói đến con người”.

Trong khi dó, các ứng cử viên vắc xin tiềm năng được phát triển bởi một số công ty dược phẩm danh tiếng nhất trên thế giới vẫn phải trải qua thử nghiệm quy mô lớn dù một số thử nghiệm lâm sàng ban đầu đã mang lại kết quả đáng khích lệ.

Trong trường hợp tốt nhất, tiến sĩ Anthony Fauci tin rằng Mỹ có thể phát triển ra một loại vắc xin COVID-19 hiệu quả sớm nhất vào cuối năm 2020.

Vắc xin COVID-19 Trung Quốc đắt gấp 15 lần Nga và điều đáng lo về cuộc đua vắc xin. Xem chi tiết tại đây.

Nhân Hoàng

Bài liên quan
AstraZeneca thu hồi vắc xin COVID-19 trên toàn cầu
The Guardian đưa tin AstraZeneca bắt đầu thu hồi vắc xin COVID-19 do hãng sản xuất trên toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiếp tục phổ biến câu chuyện về ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy kinh tế số nông thôn
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong quý 2.2024, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các câu chuyện về ứng dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế số, xã hội số tại các vùng nông thôn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Vắc xin COVID-19 của Nga có thể gây hại nhiều hơn lợi’