Johnson & Johnson nói cuối ngày 1.7 rằng vắc xin COVID-19 tiêm một mũi của họ có khả năng chống lại biến thể Delta và các chủng mới nổi khác, đồng thời cung cấp khả năng bảo vệ lâu dài trước sự lây nhiễm trên diện rộng hơn.
‘Vắc xin J&J tiêm 1 mũi có khả năng chống lại biến thể Delta và các chủng khác, bảo vệ ít nhất 8 tháng’
Nhân Hoàng|02/07/2021, 10:14
Johnson & Johnson nói cuối ngày 1.7 rằng vắc xin COVID-19 tiêm một mũi của họ có khả năng chống lại biến thể Delta và các chủng mới nổi khác, đồng thời cung cấp khả năng bảo vệ lâu dài trước sự lây nhiễm trên diện rộng hơn.
Dữ liệu cho thấy độ bền của phản ứng miễn dịch với người nhận vắc xin Johnson & Johnson kéo dài ít nhất 8 tháng.
Công ty chăm sóc sức khỏe Mỹ nói thêm rằng vắc xin của họ có hiệu quả 85%, cũng có thể giúp ngăn ngừa nhập viện và tử vong.
Lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, Delta đang trở thành biến thể coronavirus thống trị toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
"Dữ liệu hiện tại trong 8 tháng được nghiên cứu đến nay cho thấy vắc xin COVID-19 của Johnson & Johnson tiêm một mũi duy nhất tạo ra phản ứng kháng thể trung hòa mạnh mẽ mà không suy yếu; thay vào đó, chúng tôi quan sát thấy sự cải thiện theo thời gian", Mathai Mammen, Trưởng nhóm nghiên cứu và Phát triển kinh doanh thuốc của Johnson & Johnson, nói.
Những người nhận vắc xin này đã tạo ra các kháng thể trung hòa mạnh chống lại tất cả biến thể bao gồm cả Delta, công ty Johnson & Johnson cho biết.
Biến thể Delta làm gia tăng số ca COVID-19 ở Ấn Độ, dẫn đến số ca tử vong hàng ngày cao nhất trên thế giới, đồng thời cũng khiến Anh trì hoãn việc mở cửa trở lại vào tháng 6.
Johnson & Johnson đã gửi dữ liệu dưới dạng bản in trước cho trang web bioRxiv trước khi được đánh giá ngang hàng.
Các nhà sản xuất khác gồm Pfizer (Mỹ) – BioNTech (Đức), Moderna (Mỹ) và AstraZeneca (Anh – Thụy Điển) trước đây đã nói rằng vắc xin COVID-19 của họ có hiệu quả chống lại biến thể Delta.
Một nghiên cứu của Public Health England (Tổ chức Y tế Cộng đồng Anh) vào tháng 5.2021 cho thấy vắc xin Pfizer (Mỹ) – BioNTech (Đức) có hiệu quả 88% với bệnh có triệu chứng từ biến thể Delta hai tuần sau khi tiêm liều thứ hai và 93% với biến thể Alpha (lần đầu tiên được xác định ở Anh).
Hai liều vắc xin AstraZeneca có hiệu quả 60% với bệnh có triệu chứng từ biến thể Delta so với 66% với Alpha, PHE cho biết.
Hôm 29.6, hãng dược Moderna cho biết vắc xin COVID-19 của họ có triển vọng chống lại biến thể Delta trong một nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, với hiệu quả giảm nhẹ so với chủng ban đầu.
Nghiên cứu được thực hiện trên huyết thanh của 8 người tham gia thu được một tuần sau khi họ nhận được liều thứ hai của vắc xin Moderna (mRNA-1273).
Theo hãng Moderna (Mỹ), vắc xin đã tạo ra phản ứng kháng thể chống lại tất cả các biến thể được thử nghiệm, nhưng vẫn kém hơn trong mọi trường hợp với hoạt động vô hiệu hóa của vắc xin chống lại chủng coronavirus ban đầu được tìm thấy lần ở Trung Quốc
Dữ liệu cho thấy vắc xin của Moderna hiệu quả hơn nhiều trong việc tạo ra kháng thể chống lại biến thể Delta so với biến thể Beta được xác định lần đầu tiên ở Nam Phi.
Với ba phiên bản của biến thể Beta, các kháng thể trung hòa được kích thích bằng vắc xin giảm từ 6 đến 8 lần so với các kháng thể được tạo ra chống lại chủng ban đầu, trong khi mức giảm khiêm tốn từ 3,2 đến 2,1 lần với các dòng biến thể lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ gồm Delta và Kappa.
Ở Nga, các nhà phát triển cho biết vắc xin Sputnik V có hiệu quả khoảng 90% với biến thể Delta.
Loại vắc xin mà Nga đã tích cực tiếp thị ra nước ngoài trước đây được các nhà nghiên cứu phát hiện có hiệu quả gần như 92% với chủng coronavirus mới ban đầu.
Denis Logunov, Phó giám đốc Viện Gamaleya của Moscow, nơi phát triển Sputnik V, cho biết con số hiệu quả khoảng 90% với biến thể Delta được tính toán dựa trên hồ sơ y tế kỹ thuật số và vắc xin, hãng tin RIA đưa tin.
Các nhà chức trách Nga đã đổ lỗi cho sự gia tăng gần đây các ca mắc COVID-19 là do biến thể Delta truyền nhiễm nhanh, mà theo họ là chiếm khoảng 90% tổng số các trường hợp mới và do nhiều người Nga ngại tiêm vắc xin.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Phát triển dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Zhong Shanshan (Chung Thiểm Thiểm), người sáng lập hãng đồ uống đóng chai khổng lồ Nongfu Spring, đổ lỗi cho các ứng dụng mạng xã hội của ByteDance vì đã tiếp tay cho các cuộc tấn công trực tuyến nhắm vào ông.
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ đầu độc bằng xyanua. Điều này khiến người dân tỏ ra lo lắng, và đặt câu hỏi vì sao loại chất độc này lại được mua bán dễ dàng như vậy?
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.
Sáng 21.11, tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức thăm và động viên các nạn nhân bị tai nạn giao thông (TNGT) đang điều trị tại bệnh viện.