Công ty TNHH Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế cho biết dự án vắc-xin phòng virus SARS-CoV-2 đang nghiên cứu có triển vọng “về đích” sớm khi đã vượt tiến độ đề ra khoảng 2 tháng.

Vắc xin phòng COVID-19 của Việt Nam có bước tiến vượt bậc khi thử nghiệm trên chuột

27/06/2020, 08:03

Công ty TNHH Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế cho biết dự án vắc-xin phòng virus SARS-CoV-2 đang nghiên cứu có triển vọng “về đích” sớm khi đã vượt tiến độ đề ra khoảng 2 tháng.

Theo đó, ngày 15.5 và 29.5 vừa qua, 2 lô mẫu huyết thanh của 50 con chuột được tiêm dự tuyển vắc xin phòng vi-rút SARS-CoV-2 được gửi sang Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá. Bằng việc tiêm so sánh với chính chủng vi-rút hoang dại đã được bất hoạt cho chuột, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xác định các mẫu huyết thanh này đã cho đáp ứng kháng thể, trong đó có những mẫu đáp ứng khá cao. Đây là cơ sở để phát triển thành vắc xin hoàn chỉnh.

Với kết quả này, Công ty Vabiotech đã vượt tiến độ giai đoạn 1 dự án khoảng 2 tháng, đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu sản xuất vắc-xin này.

Giai đoạn tiếp theo, vắc xin dự tuyển sẽ được phát triển thành vắc xin hoàn chỉnh, ổn định và đủ tiêu chuẩn để sử dụng cho người. Nhóm nghiên cứu cũng sẽ xây dựng quy trình sản xuất thương mại để có thể đáp ứng quy mô sản xuất lên tới hàng triệu, thậm chí là hàng chục triệu liều.

Theo đại diện Vabiotech, để cho ra đời vắc xin hoàn chỉnh cần thời gian khoảng 9 – 12 tháng nữa; tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đang nỗ lực để rút ngắn thời gian này. So với mức trung bình là mất khoảng 10 năm để cho ra đời một vắc-xin bình thường, thời gian 18 - 24 tháng để phát triển được vắc-xin phòng vi-rút SARS-CoV-2 là một thành tựu rất đáng nể của các nhà khoa học Việt Nam.

Cũng theo đại diện Vabiotech, dự án lần này không chỉ dừng lại ở việc cho ra đời loại vắc xin mà cả thế giới đang trông đợi, mục tiêu lớn hơn là giúp tăng tính chủ động về vắc-xin cho Việt Nam, nhất là các vắc-xin đại dịch. Nếu trong tương lai xuất hiện thêm chủng vi-rút coronavi-rút mới gây đại dịch ở người, với công nghệ sẵn có trong tay, chỉ cần “lắp ráp” phần gen của chủng vi-rút mới vào là rất nhanh sẽ cho ra đời loại vắc-xin mới.

Tính đến sáng ngày 27.6, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 4 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2;3 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Hiện còn 16 bệnh nhân dương tính với COVID-19.

Tổng số ca mắc:

- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 27/6: đã 72 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

- Tính đến 6h ngày 27/6: Việt Nam có tổng cộng 213 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

- Tính từ 18h ngày 26/6 đến 6h ngày 27/6: 0 ghi nhận ca mắc mới.

Số người cách ly:

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 7.846, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 67

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.563

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 2.216

TTXVN

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin phòng COVID-19 của Việt Nam có bước tiến vượt bậc khi thử nghiệm trên chuột