Vải thiều được rao bán trên sàn thương mại điện tử nhằm đa dạng hóa kênh quảng bá, mua bán sản phẩm vải thiều trong bối cảnh các thương nhân nước ngoài khó sang mua vải trực tiếp tại Lục Ngạn vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Vải thiều lên sàn thương mại điện tử

03/06/2020, 14:25

Vải thiều được rao bán trên sàn thương mại điện tử nhằm đa dạng hóa kênh quảng bá, mua bán sản phẩm vải thiều trong bối cảnh các thương nhân nước ngoài khó sang mua vải trực tiếp tại Lục Ngạn vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Vải thiều được rao bán trên sàn thương mại điện tử nhằm đa dạng hóa kênh quảng bá - Ảnh: T.N

Tỉnh Bắc Giang cho biết sẽ thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử vải thiều Lục Ngạn năm 2020 trong tháng này nhằm đa dạng hóa kênh bán hàng và quảng bá sản phẩm vải thiều tới các thị trường trong và ngoài nước.

Theo đó, những đơn vị bán vải thiều trên sàn thương mại điện tử sẽ được hướng dẫn các giải pháp như: bảo quản lạnh hàng nông sản đóng hộp; vận tải đa phương thức; xuất khẩu đến các thị trường tiềm năng Trung Quốc, EU, Nhật Bản...

Đồng thời họ được trang bị kiến thức tổng quan về sàn giao dịch vải thiều Lục Ngạn, các kỹ năng quản lý, giám sát hoạt động của sàn; làm thế nào để tăng doanh thu, lợi nhuận, tạo được niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu vải thiều Lục Ngạn, đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh tại đơn vị...

Được biết đây là lần đầu tiên Lục Ngạn triển khai sàn thương mại điện tử vải thiều Lục Ngạn, là một trong những giải pháp phù hợp, đặc biệt trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khiến các thương nhân nước ngoài khó sang mua vải trực tiếp tại Lục Ngạn.

Tính đến chiều 1.6, tổng sản lượng vải thiều sớm đã tiêu thụ của toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 16.725 tấn, giá bán bình quân 25.000 đồng/kg. Mùa vải thiều sớm năm nay, tình hình tiêu thụ ở Bắc Giang khá thuận lợi, giá bán đầu vụ có lúc tới 45.000 đồng/kg.

Vải thiều sớm của Bắc Giang tập trung chủ yếu tại 2 huyện Tân Yên và Lục Nam, đang trong thời gian thu hoạch rộ. Mỗi ngày, các huyện tiêu thụ bình quân được khoảng 1.000 tấn. Hiện chỉ có thương nhân, thương lái người Việt Nam thu mua vải thiều Bắc Giang, chưa có thương nhân Trung Quốc. Vải sau khi thu mua sẽ được đưa đi tiêu thụ tại các thị trường trong nước như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Lào Cai… và các tỉnh lân cận.

Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn Nguyễn Thế Thi cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hiện các thương nhân Trung Quốc chưa sang thu mua nhiều, song nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã giao dịch ký hợp đồng tiêu thụ với thị trường Trung Quốc. Giá bán vải ngày 1.6 tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm trước.

Trong đó, vải u hồng giá 18.000 - 24.000 đồng/kg, vải u trứng giá 22.000 - 32.000 đồng/kg. Cán bộ chuyên môn cùng người dân trên địa bàn huyện đang tập trung thu hoạch vải sớm và chăm sóc vải chính vụ. Hiện tại, huyện có 500 điểm cân; 400 lò sấy vải thành phẩm; các công ty sản xuất mặt hàng phụ trợ, sản xuất được 3,7 triệu thùng xốp, gần 900 nghìn cây đá, sẵn sàng phục vụ cho vụ thu hoạch.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vải thiều lên sàn thương mại điện tử