Ở Việt Nam, mặc dù tỷ trọng đóng góp cho GDP thấp nhưng chi phí cho dịch vụ logistics lại cao, trong khi xu hướng của các nền kinh tế trên thế giới thì ở chiều ngược lại.

Vận chuyển 1 kg tôm từ Nam ra Bắc đắt hơn từ Ecuador về Việt Nam

24/11/2019, 08:33

Ở Việt Nam, mặc dù tỷ trọng đóng góp cho GDP thấp nhưng chi phí cho dịch vụ logistics lại cao, trong khi xu hướng của các nền kinh tế trên thế giới thì ở chiều ngược lại.

Chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn cao hơn nhiều nước trên thế giới - Ảnh: Internet

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019 ngày 23.11, TS. Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thẳng thắn chỉ ra những bất cập trong chi phí logistics của Việt Nam, vấn đề khiến hàng loạt sản phẩm trong nước bị "đội giá" lên gấp đôi, thậm chí gấp ba thời gian qua.

TS Toản chỉ rõ: Chi phí logistics cho xuất khẩu nông sản trung bình chiếm tỷ lệ khoảng 20-25%, khá cao so với các nước trong khu vực (khoảng 10-15%). Kết nối hạ tầng logistics tại Việt Nam còn nhiều bất cập. Năng lực lưu kho và chuỗi cung ứng lạnh còn hạn chế. Chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics hầu hết do các doanh nghiệp nhỏ thực hiện đơn lẻ từng khâu.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ

Dịch vụ logistics mới chỉ phát triển ở những thành phố lớn, trong khi tại nhiều nơi như đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa, vựa nông thủy sản lớn nhất đất nước thì dịch vụ này lại chậm phát triển. Kênh phân phối nông sản qua hệ thống chợ đầu mối và chợ dân sinh chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng.

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics phục vụ thương mại biên giới hạn chế, chưa tạo giá trị gia tăng cho mặt hàng nông sản Việt Nam. Các trung tâm logistics phân bố manh mún và đầu tư tự phát dựa trên nhu cầu của một số nhóm khách hàng, chưa có tính kết nối. Quy mô của các trung tâm logistics nhìn chung còn nhỏ, phần lớn dưới 10ha, trung tâm quy mô cấp vùng chưa phát triển...

Về vấn đề này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn chứng về một nghịch lý khiến chi phí logistics của Việt Nam đang khá cao. Ví dụ như 1kg quả thanh long xuất khẩu sang Mỹ bằng đường hàng không có chi phí logistics khoảng 3,5 USD, nếu giá bán 7 USD thì chi phí logistics đã chiếm mất 50%. Hay 1 kg tôm chuyển lên khu vực miền núi (trong nước) đắt hơn chuyển 1kg tôm từ Ecuado về Việt Nam...

Phát biểu tại diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị chú trọng nghiên cứu mang tính chiến lược tổng thể trong quan hệ với các nước ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam và quan tâm thích đáng đến các vấn đề của khu vực, từ Tiểu vùng Mê Kông, ASEAN đến thế giới; tiếp tục thực hiện và mở rộng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước trong khu vực.

Cấp thiết nghiên cứu, xây dựng một Chiến lược tổng thể đi đôi với một Quy hoạch tổng thể phát triển ngành logistics của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040; Kiện toàn tổ chức bộ máy của Ủy ban chỉ đạo quốc gia cùng với cơ chế phân cấp quản lý linh hoạt giữa Trung ương và địa phương;

Đối với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới cần quán triệt quan điểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tăng thêm phần giá trị gia tăng của các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, tránh xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa sơ chế, có khối lượng lớn nhưng giá trị thấp gây ảnh hưởng đến chi phí vận tải.

Trong thời gian qua, ngành logistics Việt Nam có mức tăng trưởng cao 13-15%. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là khoảng 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không...

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vận chuyển 1 kg tôm từ Nam ra Bắc đắt hơn từ Ecuador về Việt Nam