Để đảm bảo vừa sản xuất vừa chống dịch, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện phương án "3 tại chỗ". Tuy nhiên, việc áp dụng phương án này tại nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Vì sao doanh nghiệp phía Nam không thành công với '3 tại chỗ'?

Tuyết Nhung | 29/07/2021, 15:43

Để đảm bảo vừa sản xuất vừa chống dịch, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện phương án "3 tại chỗ". Tuy nhiên, việc áp dụng phương án này tại nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản ở phía Nam cho biết đã thực hiện phương án "3 tại chỗ", đó là sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ. Thế nhưng, những công ty có lực lượng lao động lớn thì việc bố trí nơi ăn ở là điều vô cùng khó khăn. Doanh nghiệp không thể bố trí được "3 tại chỗ" thì phải tạm đóng cửa nhà máy, cho công nhân nghỉ việc.

img_9432.jpg.jpg
Nhiều doanh nghiệp đang lúng túng với phương án "3 tại chỗ" - Ảnh: BCT

Còn những doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa khi thực hiện phương án này thì đã phải giảm công suất chế biến từ 30 - 90% do không thể sắp xếp được chỗ ở, nghỉ ngơi cho công nhân và người lao động. Hơn nữa, với đặc thù của ngành chế biến thủy sản thì không thể bố trí chỗ ở cho công nhân ngay tại nhà máy đông lạnh, thậm chí còn phải tách biệt với khu chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Một doanh nghiệp xuất khẩu tôm cho biết: "Khi thực hiện 3 tại chỗ đã phải bố trí chỗ ăn nghỉ, đồ dùng thiết yếu, phụ cấp thêm 100.000 đồng/ngày cho công nhân để duy trì ổn định sản xuất. Nhiều công nhân thì xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình không thể ở lại được. Trong khi đó, quý 3 và quý 4 các đơn hàng nhiều hơn các quý đầu năm và cũng là lúc tôm vào vụ thu hoạch, nhưng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến việc vận chuyển, cung ứng đều gặp phải khó khăn".

Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, phần lớn các doanh nghiệp ở phía Nam có số lượng lao động nhập cư từ các địa phương khác rất lớn, do đó không đủ điều kiện áp dụng phương châm "3 tại chỗ" và buộc phải đóng cửa tạm thời. Hiện nay vẫn chưa có lộ trình cụ thể để các doanh nghiệp từng bước hoạt động trở lại. Điều này một phần vừa gây lãng phí thời gian và chi phí chuẩn bị để tái khởi động các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa khiến doanh nghiệp không thể lên kế hoạch về sản xuất, nhân sự… để phục hồi sản xuất trong bối cảnh hàng ngàn lao động nhập cư đang rời khỏi thành phố và các khu công nghiệp để về quê hiện nay.

Thực tế, đã có doanh nghiệp phát hiện ca F0 trong lúc thực hiện "3 tại chỗ". Điển hình là tỉnh Tiền Giang ngày hôm nay đã phải ra quyết định cho tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cụm, khu công nghiệp từ ngày 5.8 tới. Quyết định này được đưa ra sau khi tỉnh nhận thấy việc thực hiện phương án "3 tại chỗ" của các doanh nghiệp đã phát sinh nhiều ổ dịch.

Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cho biết chưa thống kê được chính xác có bao nhiêu doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động vì không đảm bảo được quy định "3 tại chỗ" nhưng con số này rất nhiều.

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp thất bại trong việc thực hiện phương án "3 tại chỗ" là do tồn tại rất nhiều vướng mắc phát sinh trong khâu vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa lẫn việc tổ chức thu mua, nhập hàng và đặc biệt căng thẳng trong việc chăm lo, ổn định doanh nghiệp.

Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ có 1,5 ngày để chuẩn bị cho phương án "3 tại chỗ". Thời gian quá ngắn để doanh nghiệp có thể thu xếp mọi thứ. Do đó dẫn đến việc doanh nghiệp nào chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn thực hiện "3 tại chỗ" thì phải ngừng sản xuất.

Theo đó, các doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương án "3 tại chỗ" cho phù hợp, đó là tháo gỡ những khó khăn về lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu, kho bãi, hỗ trợ phục hồi các chuỗi cung ứng trong nước. Ngoài ra là cung cấp nguồn vốn, xem xét tiếp tục có các chính sách ân hạn, giãn, hoãn nộp các khoản thuế, phí trong một thời hạn nhất định để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cũng như tiếp tục các chính sách ưu đãi về thuế, phí...

Bài liên quan
Tháng 11, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 21,3% so với tháng trước
Trong tháng 11, cả nước có gần 11,2 nghìn doanh nghiệp (DN) thành lập mới, giảm 21,3% so với tháng trước và giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tinh gọn bộ máy: Sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt của Tổng Bí thư
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) vừa yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12.2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường sẽ được tổ chức vào tháng 2.2025.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao doanh nghiệp phía Nam không thành công với '3 tại chỗ'?