Hàn Quốc đã trải qua hai cột mốc trong đại dịch có vẻ trái ngược nhau: Ghi nhận 621.328 ca mắc COVID-19 mới vào ngày 17.3 - nhiều nhất thế giới, đồng thời là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do vi rút SARS-CoV-2 thấp nhất.

Vì sao Hàn Quốc vẫn vững vàng dù có hơn 621.000 ca COVID-19/ngày, nhiều nhất thế giới?

Sơn Vân | 17/03/2022, 19:23

Hàn Quốc đã trải qua hai cột mốc trong đại dịch có vẻ trái ngược nhau: Ghi nhận 621.328 ca mắc COVID-19 mới vào ngày 17.3 - nhiều nhất thế giới, đồng thời là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do vi rút SARS-CoV-2 thấp nhất.

Ở bất kỳ nơi nào khác, sự gia tăng số ca mắc COVID-19 với quy mô như vậy sẽ báo hiệu đợt bùng phát dịch ngoài tầm kiểm soát và kéo theo đó là số người chết tăng vọt. Trong khi tại Hàn Quốc, bức tranh phức tạp hơn.

Con số cao ngất ngưỡng này phản ánh việc triển khai xét nghiệm hàng loạt nhất quán trên toàn quốc, phần lớn bị bỏ qua bởi nhiều nơi khi COVID-19 được xem là bệnh đặc hữu nhưng lại là lý do chính đằng sau tỷ lệ tử vong giảm của Hàn Quốc.

Tiếp tục chẩn đoán chính thức hầu hết ca mắc COVID-19 giúp Hàn Quốc xác định các trường hợp có nguy cơ cao và điều trị trước hoặc để những bệnh nhân nhập viện khi tình trạng của họ trở nên nghiêm trọng.

han-quoc-van-vun-vang-du-co-hon-600000-ca-covid-ngay.jpg
Một phòng khám tai mũi họng tư nhân ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc chật kín khách chờ làm xét nghiệm COVID-19 vào ngày 17.3 - Ảnh: Yonhap

Kết hợp với tỷ lệ tiêm vắc xin đầy đủ đến 88% và một trong những tỷ lệ tiêm mũi tăng cường cao nhất thế giới (62,2%), đặc biệt là ở những người cao tuổi, Hàn Quốc có tỷ lệ tử vong do COVID-19 chỉ 0,14%. Đó là tỷ lệ bằng 1/10 Mỹ và Anh và giảm so với 0,88% cách đây 2 tháng, ngay cả khi số ca mắc COVID-19 đã tăng gấp 80 lần trong cùng khung thời gian.

Cách tiếp cận phi chính thống là điển hình trong cách ứng phó với đại dịch của Hàn Quốc, vốn được dự báo trước ngay từ đầu. Nước này đã đi tiên phong trong việc sử dụng xét nghiệm nhanh và truy vết tiếp xúc bằng công nghệ cao từ rất sớm, rút ra các bài học kinh nghiệm từ những đợt dịch trước đó.

Dù ghi nhận ​​hơn 8.250.000 ca mắc COVID-19 kể từ đầu đại dịch, Hàn Quốc chưa bao giờ ngừng tiêm vắc xin và tìm cách khắc phục tình trạng tiêm chủng bắt đầu chậm chạp bằng cách nhìn xa hơn để ưu tiên cung cấp mũi tăng cường cho người cao tuổi.

Việc tập trung vào xét nghiệm rất tốn kém. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết nước này đã chi khoảng 1,3 tỉ USD đến nay và hiện có khả năng thực hiện 1 triệu xét nghiệm PCR mỗi ngày. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ nói rằng lợi ích là không thể đo lường được vì các bệnh viện không bị quá tải và hệ thống chăm sóc sức khỏe vẫn còn nguyên vẹn.

Dù số ca mắc COVID-19 hàng ngày tăng vọt lên 621.328 hôm 17.3 từ dưới 9.000 ca trước khi biến thể Omicron xuất hiện vào cuối tháng 1.2022, số người nhập viện chỉ tăng gấp đôi, với công suất của đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) là 65%.

Một điểm quan trọng khác trong việc ngăn ngừa tử vong do COVID-19 là năng lực của ICU và các bệnh viện Hàn Quốc nói chung có cách xử lý tốt tình huống này”, Choi Jae-wook, Giáo sư y tế dự phòng tại Đại học Y khoa Hàn Quốc, cho biết.

Giờ đây, dù số ca mắc COVID-19/ngày cao nhất thế giới, tỷ lệ tử vong đang giảm khiến chính phủ Hàn Quốc phải xem xét nới lỏng hơn nữa các hạn chế về đại dịch, bao gồm dỡ bỏ giới hạn 6 người với các cuộc tụ tập riêng tư và kéo dài giờ ăn ở nhà hàng.

Tinh chỉnh chiến lược

Các quan chức y tế Hàn Quốc cho biết đã chuẩn bị tốt hơn để đối phó với sự lên xuống của đại dịch một phần từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình xử lý mạnh mẽ đợt bùng phát dịch Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) vào năm 2015. Trong các bài học chính có nhanh nhẹn và phản ứng nhanh.

Khi Omicron thống trị vào cuối tháng 1.2022, thay vì bị choáng ngợp, Hàn Quốc đã tăng gấp đôi số lần xét nghiệm. Giống như nhiều quốc gia, chiến lược đã được mở rộng để bao gồm cả các xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Song không giống như những nơi khác, những người có kết quả dương tính tại nhà vẫn phải đến trung tâm xét nghiệm PCR do chính phủ điều hành để xác nhận mắc COVID-19.

Từ đó, những trường hợp dương tính không có triệu chứng hoặc có biểu hiện nhẹ thì cách ly tại nhà, còn những người có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nặng được đưa đến bệnh viện để chăm sóc và điều trị.

Sẽ lý tưởng hơn nếu sử dụng xét nghiệm PCR với độ chính xác cao ở nhiều nơi nhất có thể, tuy nhiên việc áp dụng xét nghiệm nhanh kháng nguyên là biện pháp để bảo vệ nhóm nguy cơ cao có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn”, KDCA cho hay.

Tiêm vắc xin COVID-19 cho người cao tuổi

Hàn Quốc đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin sau khi tụt hậu lúc đầu so với nhiều nước, tập trung đặc biệt vào việc tiêm chủng cho những người cao tuổi và có nguy cơ cao. Gần 86% dân số Hàn Quốc được tiêm 2 mũi vắc xin vào thời điểm Omicron bắt đầu lan rộng, với hơn 90% những người từ 60 tuổi trở lên đã nhận mũi tăng cường.

"Tỷ lệ tử vong do COVID-19 gần bằng 0 trong số những người từ 60 tuổi trở xuống đã hoàn thành tiêm mũi vắc xin thứ ba", Park Hyang, Tổng giám đốc bộ phận quản lý phòng chống và ứng phó với dịch bệnh của Bộ Y tế Hàn Quốc, nói tại cuộc họp giao ban tuần này.

Hầu hết các trường hợp tử vong do COVID-19 đều nằm trong nhóm nhỏ những người cao tuổi chưa tiêm vắc xin. Những người từ 60 tuổi trở lên không được tiêm vắc xin COVID-19 có nguy cơ tử vong cao hơn 10 lần những ai đã nhận mũi tăng cường, theo bà Park Hyang.

Song bất chấp tỷ lệ tử vong do COVID-19 của Hàn Quốc đang giảm, Choi Jae-wook cảnh báo không nên dỡ bỏ giãn cách xã hội và các biện pháp hạn chế khác quá sớm.

han-quoc-van-vun-vang-du-co-hon-600000-ca-covid-ngay1.jpg
Những người đeo khẩu trang đi bộ trong một khu mua sắm ở Seoul - Ảnh: Reuters

Các quốc gia khác, gồm cả Mỹ và Anh, đang dỡ bỏ các hạn chế khi dân số trở nên thoải mái hơn khi sống chung với vi rút SARS-CoV-2, ngay cả khi những ca mắc COVID-19 và tử vong tăng trở lại.

Choi Jae-wook nói: “Việc nới lỏng các biện pháp phòng chống vi rút SARS-CoV-2 hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều ca tử vong và nguy kịch hơn. Chính phủ không nên đánh giá rằng điều này là ổn chỉ vì có đủ giường ICU. Họ nên thông báo và đưa ra các biện pháp phòng ngừa trước đến công chúng".

Bài liên quan
CDC: Tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer cho trẻ em cách 8 tuần để tăng hiệu quả chống Omicron
Theo dữ liệu mới công bố tuần này của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), hai mũi vắc xin Pfizer-BioNTech kém hiệu quả hơn trong ngăn nhiễm biến thể Omicron ở trẻ nhỏ so với nhóm tuổi lớn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Hàn Quốc vẫn vững vàng dù có hơn 621.000 ca COVID-19/ngày, nhiều nhất thế giới?