Hiện nay, tình trạng người bán và người mua không tin tưởng lẫn nhau trên các sàn thương mại điện tử và website thương mại điện tử B2C đang diễn ra rất phổ biến.

Vì sao khách hàng hay gặp khó khi thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử?

Tuyết Nhung | 05/06/2023, 20:50

Hiện nay, tình trạng người bán và người mua không tin tưởng lẫn nhau trên các sàn thương mại điện tử và website thương mại điện tử B2C đang diễn ra rất phổ biến.

Việc thanh toán trực tuyến của thị trường thương mại điện tử còn gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ chuyển hoàn trong các đơn hàng thương mại điện tử còn cao; người mua có xu hướng suy nghĩ lại sau khi đặt hàng; người mua bận không thể nhận hàng; đơn vị vận chuyển dịch vụ không tốt gây mất khách hàng của người bán hàng; người mua nhận được hàng giả, hàng nhái không đúng với mô tả; hàng bị vỡ trong quá trình vận chuyển; nhận thiếu hàng… Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử đã có cơ chế bảo vệ người tiêu dùng nhưng chưa có cơ chế bảo vệ chủ shop và không có cơ chế giải quyết tranh chấp chính thống, tiện ích.

a1e07321-1150-4643-8c38-65e05c7a3d9a.png

Để giải quyết các khó khăn trong thanh toán trực tuyến của thị trường thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, người mua và người bán thường sử dụng một khâu trung gian là Hệ thống đảm bảo giao dịch theo phương án Giải quyết tranh chấp (Escrow). Tức là, hai bên nhờ một bên thứ ba tạm giữ tiền, giấy tờ hoặc các tài sản khác cho một giao dịch thay mặt họ trước khi giao dịch được hoàn tất. Với cách này, người mua và người bán có thể tin tưởng nhau trên các sàn thương mại điện tử và website thương mại điện tử B2C.

Hệ thống đảm bảo giao dịch theo phương án Escrow sẽ giải quyết các khó khăn trong thanh toán trực tuyến của thị trường thương mại điện tử nêu trên bằng cách: xây dựng hệ thống trung gian đáng tin cậy, đảm bảo giao dịch được diễn ra theo đúng các thỏa thuận giữa bên mua/bên bán/bên môi giới; hệ thống cung cấp nơi tạm giữ khoản tiền thanh toán của bên mua, và sẽ chỉ chuyển cho bên bán khi nào giao dịch được xác nhận là thành công từ các bên tham gia vào chuỗi giao dịch; cung cấp nền tảng xử lý tranh chấp trực tuyến cho các bên tham gia vào giao dịch.

Tại Mỹ, hệ thống Escrow.com được triển khai nhằm cung cấp dịch vụ bảo đảm giao dịch trong thanh toán trong các giao dịch thương mại điện tử đã góp phần giải quyết khó khăn nêu trên. Các giao dịch được thực hiện trên Escrow.com bởi người mua, người bán, người môi giới được tuân thủ theo các luật giao dịch điện tử và luật tài chính quy định ký quỹ.

Tại Trung Quốc, Escrow là dịch vụ bảo đảm giao dịch trong thanh toán thương mại điện tử của trang thương mại điện tử Aliexpress được cung cấp bởi alipay.com. Người dùng sau khi thực hiện thanh toán có thể theo dõi quá trình vận chuyển của đơn hàng, và tiền thanh toán chỉ thực sự được chuyển tới nhà cung cấp sau khi người mua xác nhận đã nhận được hàng hóa. Đây là dịch vụ đi kèm trong quy trình thanh toán và miễn phí với người mua hàng.

Trong Luật Thương mại điện tử của Trung Quốc tại điều 58 cũng khuyến khích các nhà cung cấp nền tảng thương mại điện tử thiết lập một cơ chế đảm bảo cho chất lượng hàng hóa và dịch vụ có lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đó tiền ký gửi bảo đảm là phương án được đưa ra giúp đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng đã đưa ra lời khuyên cho các quốc gia: "Chính phủ và các bên liên quan nên làm việc cùng nhau để phát triển mức độ bảo vệ người tiêu dùng đối với thanh toán thương mại điện tử, bất kể cơ chế thanh toán được sử dụng. Sự bảo vệ như vậy nên bao gồm quy định hoặc các giới hạn do ngành dẫn đầu về trách nhiệm pháp lý của người tiêu dùng đối với hành vi trái phép hoặc gian lận các khoản phí, cũng như cơ chế bồi hoàn, khi thích hợp. Sự phát triển sắp xếp thanh toán khác có thể nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào thương mại điện tử, chẳng hạn như dịch vụ thanh toán đảm bảo, cũng nên được khuyến khích".

Tại Việt Nam, một số ví điện tử như Ngân Lượng, Bảo Kim cũng đã cung cấp dịch vụ thanh toán tạm giữ có mô hình gần tương tự với Escrow. Thanh toán tạm giữ tại Ngân Lượng là hình thức thanh toán sau khi người mua xác nhận thanh toán bằng OTP gửi tới điện thoại di động hoặc mật khẩu thanh toán, số tiền thanh toán sẽ bị "treo" - chưa thực sự chuyển sang tài khoản của người bán, người bán không thể rút ra và người mua cũng không dùng số tiền này để thực hiện một giao dịch khác. Người mua và người bán có một khoảng thời gian thông thường mặc định là 7 ngày để thực hiện các giao kèo (như chuyển nhận hàng…). Trong thời gian tạm giữ, chỉ khi nào người mua nhấn vào nút phê duyệt - đồng ý chuyển tiền cho người bán thì tiền mới thực sự được chuyển đi.

Bài liên quan
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán, ngành Thuế nói gì?
Việc sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến nộp thuế thay người bán đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao khách hàng hay gặp khó khi thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử?