Chính phủ Anh, Úc và nhiều quốc gia khác trên thế giới quả thực có lý do để nghi ngờ về các dự án đầu tư tỉ đô của Trung Quốc vào ngành năng lượng của mình, khi chứng kiến những gì đang diễn ra tại Brazil – nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latin, nơi các tập đoàn đến từ Trung Quốc đang dần trở thành thế lực thống trị tại thị trường năng lượng nước này.

Vì sao thế giới tẩy chay các dự án năng lượng tỉ đô của Trung Quốc?

Nhàn Đàm | 22/08/2016, 09:58

Chính phủ Anh, Úc và nhiều quốc gia khác trên thế giới quả thực có lý do để nghi ngờ về các dự án đầu tư tỉ đô của Trung Quốc vào ngành năng lượng của mình, khi chứng kiến những gì đang diễn ra tại Brazil – nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latin, nơi các tập đoàn đến từ Trung Quốc đang dần trở thành thế lực thống trị tại thị trường năng lượng nước này.

Một làn sóng phản đối và tẩy chay các dự án đầu tư, mua bán và sáp nhập từ các doanh nghiệp của Trung Quốc đang diễn ra trên khắp thế giới. Từ Mỹ tới Anh, từ Đức đến Úc, mối lo ngại về các tác động tiềm ẩn của các thương vụ thâu tóm đến từ Trung Quốc này đang tăng lên đáng kể đối với nền công nghệ, cơ sở hạ tầng kinh tế và cả an ninh quốc phòng của các quốc gia này.

Trong số các lĩnh vực đầu tư và thâu tóm ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc, các dự án năng lượng đang là điểm nóng khiliên tiếp các dự án tỉ đô của nước này bị chính quyền các nước sở tại từ chối hoặc tạm ngưng để xem xét lại như Anh và Australia. London và Canberra quả thực có lý do để nghi ngờ về các dự án đầu tư tỉ đô của Trung Quốc vào ngành năng lượng của mình, khi chứng kiến những gì đang diễn ra tại Brazil – nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latinh, nơi các tập đoàn đến từ Trung Quốc đang dần trở thành thế lực thống trị tại thị trường năng lượng nước này.

Tuần trước, chính phủ Úcđã chính thức tuyên bố từ chối lời đề nghị của công ty điện lực quốc doanh Trung Quốc và một công ty tư nhân Hồng Kông góp vốn bỏ thầu mua quyền kiểm soát một nhà cung cấp điện hàng đầu nước này, cùng với đó là một dự án xây dựng hệ thống điện quốc gia Ausgrid được quy hoạch để cung cấp điện cho thành phố Sydney và các vùng ngoại ô. Tổng giá trị của dự án mà phía Trung Quốc định thâu tóm đạt khoảng 2,3 tỉ USD.

Trước đó một tuần, chính phủ Anh của tân Thủ tướng Theresa May cũng tuyên bố tạm ngưng dự án điện hạt nhân Hinkley Point chỉ một ngày trước khi diễn ra lễ ký kết xây dựng. Dự án điện hạt nhân Hinkley Point có tổng mức đầu tư 18 tỉ bảng (23,6 tỉ USD) trong đó Trung Quốc góp 6 tỉ bảng. Dù chưa công bố chính thức lý do của sự trì hoãn này, nhưng khá nhiều quan chức và cố vấn của bà May đã tiết lộ là do sự lo ngại về an ninh năng lượng của Anh trước Trung Quốc.

Không phải ngẫu nhiên khi lần lượt Anh rồi Úcliên tiếp đưa ra những tuyên bố tạm ngưng và thậm chí là từ chối các dự án năng lượng quy mô lớn có liên quan đến Trung Quốc. Những lo ngại về việc Trung Quốc thâu tóm các dự án cung cấp điện năng quy mô lớn và giữ vị trí có thể gây sức ép với nền kinh tế nước sở tại không phải là không có căn cứ, nếu như chứng kiến những gì đang diễn ra tại Brazil – nước chủ nhà của Thế vận hội 2016. Brazil chính là điển hình rõ ràng nhất cho xu hướng đầu tư mang tính thâu tóm rồi tiến tới chi phí toàn bộ một số lĩnh vực có ảnh hưởng quyết định tới nền kinh tế ở một quốc gia của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, mà trong trường hợp này là ngành điện năng của Brazil.

Có thể nói, các doanh nghiệp Trung Quốc đang dần tiến tới vị trí thống trị trong ngành sản xuất và phân phối điện năng ở Brazil. Tính từ đầu năm 2015 đến nay, trong số 6 vụ mua bán sáp nhập lớn nhất trong thị trường điện năng Brazil, thì 3 trong số đó thuộc về các công ty Trung Quốc. Trong đó, nổi bật là việc tập đoàn điện lực quốc doanh Trung Quốc mua 23,6% cổ phần của tập đoàn năng lượng Brazil CPFL Energia SA với giá 5,9 tỉ reai (tương đương 1,8 tỉ USD). Tập đoàn đến từ Trung Quốc cũng được bật đèn xanh tiếp tục mua thêm cổ phần từ các cổ đông chính nếu muốn.

Ngoài ra, tập đoàn điện lực quốc doanh Trung Quốc cũng đang là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trong ngành sản xuất và phân phối điện tại Brazil, khi tổng số vốn tập đoàn này bỏ ra để thực hiện các vụ M&A tại Brazil từ năm 2010 đến nay đã lên tới gần 5 tỉ USD. Ngoài tập đoàn điện lực quốc doanh, nhiều ctập đoàn khác của Trung Quốc cũng nối gót xâm nhập vào thị trường điện năng của Brazil với ý định thâu tóm và sáp nhập tương tự. Điển hình là tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, vốn là doanh nghiệp quản lý đập thủy điện Tam Hiệp nổi tiếng. Tính từ năm 2010 đến nay, trong tổng số 27,8 tỉ USD đầu tư của tập đoàn thủy điện này trên khắp thế giới thì việc thâu tóm cổ phần các công ty điện năng ở Brazil chiếm 15% (tương đương 4 tỉ USD).

Ở thời điểm hiện tại, Brazil là một trong số những quốc gia cócác tập đoàn năng lượng Trung Quốc nắm giữ lượng cổ phần lớn nhất trong ngành sản xuất điện năng. Sẽ không có gì bất ngờ nếu các tập đoàn Trung Quốc trở thành thế lực thống trị ngành sản xuất điện tại Brazil trong vài năm tới. Lý do khiến các tập đoàn Trung Quốc chọn Brazil là vì giá cả và điều kiện khá dễ dãi để có thể thâu tóm cổ phần tại các doanh nghiệp năng lượng quan trọng, khi nền kinh tế của nước này đang rơi vào khủng hoảng.

Ngoài ra tiềm năng kinh tế của Brazil cũng rất lớnkhi đây là nền kinh tế số một tại khu vực châu Mỹ Latinvới dân số hơn 200 triệu người. Việc đầu tư vào một ngành quan trọng như điện năng chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho Trung Quốc. Trái ngượcvới các quốc gia khác có xu hướng e dè trước nguy cơ Trung Quốc thâu tóm thị trường điện năng và qua đó tác động tới nền kinh tế, chính phủ Brazil hiện tại lại tỏ ra rất ít quan tâm đến vấn đề này.Bộ trưởng Năng lượng và mỏ của Brazil là ông Fernando Coelho đã tuyên bố không dưới một lần rằng ông không có định kiến về các hoạt động M&A từ phía Trung Quốc – một động thái bật đèn xanh khá rõ rệt cho các vụ mua bán sáp nhập ở quy mô lớn.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia trên thế giới e ngại trước làn sóng thâu tóm doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan trọng của Trung Quốc. Trên thực tế, chủ yếu các lo ngại tại Mỹ, Anh, Đức hay Úcphần lớn giới hạn trong các dự án dính líu đến các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc chứ không áp dụng với các doanh nghiệp tư nhân. Dự án điện hạt nhân Hinkley Point bị hoãn ở Anh và dự án Ausgrid ở Úcđều có sự bỏ vốn của tập đoàn điện năng quốc doanh Trung Quốc. Dự án thâu tóm tập đoàn hóa chất nông nghiệp Syngenta trị giá 43 tỉ USD đang bị Mỹ điều tra cũng là do một tập đoàn quốc doanh khác của nước này thực hiện là tập đoàn hóa chất Trung Quốc (ChemChina).

Lý do chủ yếu là vì các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc khác với các doanh nghiệp tư nhân ở chỗ luôn chịu sự chi phối lớn từ phía chính phủ nước này, và không ai dám khẳng định các dự án thâu tóm giá trị hàng tỉ USD mà các tập đoàn này thực hiện có phải do chính phủ Trung Quốc tài trợ với các dụng ý khác ngoài kinh tế hay không. Sự dính líu chặt chẽ đến chính trị và cung cách làm việc có phần mờ ám thiếu minh bạch, là lý do khiến các quốc gia trên thế giới tỏ ra e ngại các dự án lớn có liên quan đến các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc, nhất là các dự án trong lĩnh vực năng lượng.

Nhàn Đàm (theo Reuters/The Saigon Times)
Bài liên quan
Dự án năng lượng tái tạo đe dọa đất nông nghiệp ở Mỹ
Hãng Reuters cho biết sự bùng nổ dự án năng lượng tái tạo có thể gây hại đến một số vùng đất màu mỡ trên địa bàn các bang nông nghiệp trọng điểm của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao thế giới tẩy chay các dự án năng lượng tỉ đô của Trung Quốc?