Kinh Phật được khắc trên lá buông từ xa xưa và được lưu truyền như một di sản quý. Người duy nhất còn gắn bó với nghề khắc kinh Phật bằng chữ Pali và Khơme trên lá buông hiện nay là Hòa thượng Chau Ty, 75 tuổi (Sãi cả chùa Soai Sor Tumnốp, còn gọi là chùa Soài So) ở ấp Tô Trung, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Vị sư tài hoa khắc kinh Phật bằng chữ Pali, Khơme trên lá buông

Thanh Tuấn | 18/09/2016, 07:00

Kinh Phật được khắc trên lá buông từ xa xưa và được lưu truyền như một di sản quý. Người duy nhất còn gắn bó với nghề khắc kinh Phật bằng chữ Pali và Khơme trên lá buông hiện nay là Hòa thượng Chau Ty, 75 tuổi (Sãi cả chùa Soai Sor Tumnốp, còn gọi là chùa Soài So) ở ấp Tô Trung, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Công phu khắc kinh trên lá

Hòa thượng Chau Ty kể, theo ông biết thì chưa vị sư nào ở vùng Bảy Núi có thể hiểu rõ ngày xưa ai là người đầu tiên sáng tác ra môn nghệ thuật khắc chữ trên lá cây buông, mà đặc biệt là khắc kinh Phật, để truyền giữ qua nhiều thế hệ ở các chùa. Bản thân ông là người đi tu lúc 17 tuổi, nhưng cũng không hiểu rõ.

Năm 25 tuổi, hòa thượng Chau Ty tu ở chùa Prey Veng tại trị trấn Tri Tôn. Tình cờ ông thấy người dân ở gần chùa ngồi khắc chữ trên lá buông nên mời vào chùa để học. Không bao lâu thì ông thạo nghề. Và kể từ đó, ông bắt đầu màymò khắc kinh Phật trên loại lá câynày, vì niềm đam mê.

Ông cho biết, nguyên vật liệu chuẩn bị cho việc khắc chữ trên lá rất kỳ công. Lá buông phải mua ở Campuchia. Người ta chặt lá cây buông (có hình dáng như lá thốt nốt) đem phơi nắng nhiều ngày. Sau đó rọc tấm lá ra làm nhiều mảnh, cắt đầu đuôi và lau chùi sạch. Người ta lại lấy những mảnh lá ép vào khung cho thẳng. Kế đến mới đem hơ lửa 2-3 ngày và lau chùi sạch. Chỉ công đoạn làm lá buông thành mảnh lá giấy để khắc chữ mất từ 1-2 tháng ròng.

Hòa thượng Chau Ty

Chưa dừng lại ở đó, người ta còn dùng khuôn có 5 sợi dây búng mực (giống thợ mộc dùng dây lấy mực khi cất nhà gỗ) ấn lên những mảnh lá buông, nhằm kẻ hàng để khi khắc chữ cho thẳng. Thầy Chau Ty cho biết, sau khi có mảnh lá hoàn chỉnh thì người ta mới khắc chữ. Tư thế ngồi khắc chữrất khác với ngồi viết chữ vào giấy. Người khắc ngồi trên ghế co chân phải lên. Tấm gỗ kê và mảnh lá buông được cầm trên tay trái, tỳ lên chân phải để khắc.

Bút khắc chữ trên lá cũng hết sức đặc biệt. Đó là cây bút lớn có phần cán và ngòi bằng gỗ, nối nhau bởi khoen nhôm. Ngòi viết là một mũi kim khâu. Cây viết được thiết kế như vậy để khi ngòi viết mòn thì tháo mối nối thay ngòi khác.

Những cây viết kỳ lạ dành khắc chữ trên lá

Sãi cả Chau Ty còn chia sẻ, khi khắc chữ lên lá buông thì vẫn chưa thấy chữ. Để con chữ nổi lên mặt lá, người ta pha loãng hổn hợp dầu chai và dầu lửa. Sau đó lấy than củi bỏ vào mảnh vải gói lại, chấm cục vải bọc than này vào chất lỏng dầu hòa tan. Người ta đưa cục vải bọc than chà xát, kéo tới kéo lui trên mặt lá đã khắc chữ. Thế là những con chữ nổi lên. Cuối cùng, lấy vải lau lá buông đã nổi chữ cho sạch.

Nguy cơ thất truyền

Thầy Chau Ty chia sẻ, để con chữ được dính lâu vào mảnh lá, sau khi khắc xong người ta còn đem kinh lá ra phơi nắng. Kế đến sắp chúng chồng lên nhau, dùng dùi khoét lỗ ở đoạn khoảng 1/3 chiều dài mảnh lá, rồi lấy dây nilon luồn qua, xâu lại thành bó. Sau đó các nhà sư sắp từng bó kinh gọn gàng, cuộn vào vải rồi đem cất giữ ở nơi trang trọng, xem như báu vật.

Việc khắc chữ được thể hiện ở cả 2 mặt lá và nhiều bó gom lại mới thành 1 bộ kinh. Nếu bộ kinh có nội dung ngắn, thì ít nhất cũng phải khắc đầy khoảng 60 mảnh lá buông. Còn bộ kinh dài thì có thể lên đến vài trăm, có khi cả ngàn mảnh lá. Chỉ tính công đoạn ngồi khắc xong một bộ kinh ngắn cũng mất 1 tháng trời, nhức cả lưng.

Tư thế ngồi khắc kinh rất điêu luyện của sãi cả Chau Ty

“Cái khó nhất khi tui mới học nghề khắc chữ trên lá buông là tư thế ngồi khắc. Nếu không quen thì khắc chữ không đẹp và mất nhiều thời gian. Tui biết khắc từ năm 1966 và 12 năm sau thì tui nghỉ. Bởi lúc này lá buông rất hiếm. Hiện ở chùa còn lưu giữ hơn chục bộ kinh lá buông. Nhưng tui chỉ khắc một số, còn một số thì của những vị sư trước để lại”, sãi cả Chau Ty nói.

Sư Ty cho biết, chùa Soài So ra đời hơn 200 năm trước và do chiến tranh tàn phá nên chùa cổ không còn. Từ đó, nhiều bộ kinh cổ khắc trên lá buông cũng bị cháy mất. Hiện nay, ngoài ngôi chùa này thì chỉ còn một số ít ngôi chùa Khơ me khác ở huyện Tri Tôn còn lưu giữ kinh lá, nhưng được khắc sau này.

Kinh Phật được khắc bằng chữ Pali cổ và chữ Khơme. Khắc một đoạn chữ Pali thì khắc theo đó chữ Khơme, nhằm dịch nghĩa lời Phật dạy. Bởi càng về sau càng có ít người biết đọc chữ Pali. Mặc dù thế hệ trẻ ngày nay quan tâm nhiều hơn thông tin trên mạng internet, nhưng việc đọc kinh vẫn được duy trì. Nó cũnglà nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào Khơme vùng này.

Kinh Phật viết trên những mảnh lá buông

Trước đây, ông có dạy một nhà sư khắc chữ trên lá, nhưng sau đó người này hoàn tục nên không làm. Năm 2013, Ban Tôn giáo tỉnh An Giang tổ chức lớp dạy khắc chữ trên lá buông, do thầy Ty dạy cho 13 nhà sư trên vùng Bảy Núi. Tuy nhiên sau đó cũng chưa thấy ai khắc kinh trên lá. Và có lẽ ông là người duy nhất còn lại ở miền Tây đam mê và khắc được chữ trên lá cây này.

Năm 2015, thầy Ty được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, loại hình Tiếng nói, Chữ viết, Tri thức dân gian. Ông đã có cống hiến xuất sắc trong việcgìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. “Một yếu tố nữa khiến nhiều người ngán ngại khắc chữ trên lá buông là vì giá lá buông quá đắt. Năm 2013, tui mua 1 mảnh lá buông giá tới 1 đô la. Về sau lỡ không còn người khắc như tui thì chưa biết di sản này sẽ ra sao, vì truyền nhân không còn”, hòa thượng Chau Ty tâm huyết nói.

Tuấn Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vị sư tài hoa khắc kinh Phật bằng chữ Pali, Khơme trên lá buông