Nếu quân đội bổ nhiệm một Đại sứ Myanmar mới ở LHQ, thì họ có thể gây ra một cuộc chiến ở tổ chức chính trị hàng đầu thế giới

Việc Đại sứ Myanmar tại LHQ bị sa thải có thể gây sóng gió trong LHQ

Anh Tú | 28/02/2021, 06:44

Nếu quân đội bổ nhiệm một Đại sứ Myanmar mới ở LHQ, thì họ có thể gây ra một cuộc chiến ở tổ chức chính trị hàng đầu thế giới

Truyền hình nhà nước Myanmar (MRTV) hôm 27.2 thông báo Đại sứ tại LHQ Kyaw Moe Tun đã bị sa thải vì phản bội đất nước. MRTV nhận định, ông Kyaw Moe Tun đã lên tiếng cho một tổ chức không đại diện cho đất nước, lạm dụng quyền lực và trách nhiệm của một Đại sứ.

Tuy nhiên theo một quan chức của LHQ, tổ chức này không chính thức công nhận chính quyền quân đội vừa thực hiện đảo chính là chính phủ mới của Myanmar vì họ không nhận được thông báo chính thức về bất kỳ thay đổi nào và vì vậy Kyaw Moe Tun hiện vẫn là đại sứ LHQ của Myanmar.

Người phát ngôn của LHQ Stephane Dujarric cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông báo nào liên quan đến những thay đổi đối với cơ quan đại diện của Myanmar tại LHQ ở New York.

Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres về Myanmar, Christine Schraner Burgener, đã cảnh báo Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên hôm thứ 26.2 rằng các quốc gia không nên công nhận hoặc hợp pháp hóa chính quyền quân sự tại Myanmar hiện giờ.

Nếu quân đội Myanmar, do Tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo, cố gắng tìm kiếm sự công nhận của quốc tế bằng cách bổ nhiệm một đại sứ mới ở LHQ, thì họ có thể gây ra một cuộc chiến ở tổ chức chính trị hàng đầu thế giới, thậm chí có thể dẫn đến một cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng.

LHQ trước đây đã phải giải quyết các tranh cãi về quyền đại diện của một quốc gia tại Đại hội đồng. Vào tháng 9.2011, Đại hội đồng đã thông qua yêu cầu của Libya về việc công nhận các đặc phái viên của chính phủ lâm thời. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ, Nga, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu đều đã công nhận chính quyền.

Hôm 26.2, Đại sứ Kyaw Moe Tun nói tại LHQ rằng ông đang phát biểu cho chính phủ của bà Suu Kyi và kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế để lật ngược “cuộc đảo chính quân sự bất hợp pháp và vi hiến”. Một tuyên bố như vậy - trái ngược với những người nắm quyền trong nước - là rất hiếm.

Các nhà lập pháp được bầu bị lật đổ trong cuộc đảo chính đã thành lập một ủy ban và Kyaw Moe Tun nói rằng đó là “chính phủ được bầu hợp pháp và hợp lệ của Myanmar và phải được cộng đồng quốc tế công nhận”.

Trước đó, Tổng thư ký LHQ Guterres đã cam kết sẽ huy động sức ép quốc tế “để đảm bảo rằng cuộc đảo chính này sẽ thất bại”. Hội đồng Bảo an đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình trạng khẩn cấp, nhưng không lên án cuộc đảo chính do sự phản đối của Nga và Trung Quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việc Đại sứ Myanmar tại LHQ bị sa thải có thể gây sóng gió trong LHQ