Vienna, thủ đô nước Áo là cường quốc trí tuệ trong đầu thế kỷ 20. Hai nam nghệ sĩ được xem là những người phi thường của chủ nghĩa hiện đại của Vienna là Gustav Klimt và Egon Schiele.

Vienna cứu nguy những nữ nghệ sĩ bị lãng quên dưới thời Đức Quốc xã

MÊ LINH | 29/01/2019, 15:01

Vienna, thủ đô nước Áo là cường quốc trí tuệ trong đầu thế kỷ 20. Hai nam nghệ sĩ được xem là những người phi thường của chủ nghĩa hiện đại của Vienna là Gustav Klimt và Egon Schiele.

Nhưng Bảo tàng Belvedere của Vienna giờ đây đang giới thiệu sự đóng góp của những nữ nghệ sĩ bị lãng quên trong giai đoạn đó.

Triển lãm City of Women (Thành phố của phụ nữ) trưng bày các tác phẩm của khoảng 60 nữ nghệ sĩ, trong những năm 1900 – 1938. Một số tác phẩm đã được giấu kín trong các tầng gác mái và các nhà kho phủ đầy bụi.

Giám đốc nghệ thuật của Bảo tàng Belvedere, Stella Rollig, nói rằng những nghệ sĩ này “đã và vẫn là nguồn cảm hứng tuyệt vời, và các tác phẩm của họ đã bị lơ là gần một thế kỷ”.

Đấu tranh đòi bình đẳng

Thật là khó cho các nữ nghệ sĩ để vượt qua, thậm chí ngay cả trước khi Đức Quốc xã lên án chủ nghĩa hiện đại là "suy đồi".

The Harvest (Thu hoạch) củaBroncia Koller-Pinell

Học viện Nghệ thuật của Vienna đã không mở cửa cho sinh viên nữ cho đến năm 1920. Những nữ nghệ sĩ hoài bão thường phải trả học phí cao cho các thầy dạy tư.

Thất vọng vì định kiến ​​của nam giới, một nhóm phụ nữ đã thành lập Hiệp hội nữ nghệ sĩ Áo (VBKO) vào năm 1910. Một phụ nữ có đóng góp chính cho chủ nghĩa hiện đại của Vienna là Broncia Koller-Pinell. Vào đầu thế kỷ 20, bà được các nhà phê bình và các nghệ sĩ đồng nghiệp ở Vienna và quốc tế khen ngợi.

Bức tranh phong cảnh năm 1908 của bà là The Harvest (Thu hoạch) – cho thấy sự ảnh hưởng của người theo trường phái ấn tượng của Pháp – trong số những tác phẩm của bà trưng bày tại Bảo tàng Belvedere.

Bà bị ảnh hưởng bởi giới trí thức,ví dụ, bà quen biết Gustav Klimt và Egon Schiele, hai nam nghệ sĩ cũng như một số nữ nghệ sĩ có tác phẩm trưng bày trong các cuộc triển lãm.

Sau khi bà mất vào năm 1934, với uy thế của Đức Quốc xã, danh tiếng của bà nhanh chóng bị lãng quên.

Tranh cãi về tình dục

Witch Doing Her Toilette on Walpurgis Night(Phù thủy làm vệ sinhtrong đêm Thánh Walpurga) củaTeresa Feodorowna Ries

Một tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch có kích thước như người thật có tên Witch Doing Her Toilette on Walpurgis Night(Phù thủy làm vệ sinhtrong đêm Thánh Walpurga) gây náo động khi lần đầu tiên được trưng bày tại Vienna vào năm 1896.

Một số nhà phê bình nhận thấy biểu hiện của phù thủy là quá dâm đãng, và cáo buộc nghệ sĩ Teresa Feodorowna Ries đã sử dụng đá quý để sáng tạo một gương mặt thô tục.

Nhưng Ries được một số người ngưỡng mộ, trong đó có tiểu thuyết gia vĩ đại người Vienna là Stefan Zweig.

Năm 1938, binh đoàn bão táp của Đức Quốc xã đã lục soát xưởng vẽ của Ries và năm 1942, bà trốn khỏi Áo, nhưng phải để lại tất cả các tác phẩm ở Thụy Sỹ.

Ver Sacrum củaElena Luksch-Makowsky

Bức tự họa củaElena Luksch-Makowskyvới con trai nhỏ của bà – có tên là Ver Sacrum – trông như một bức tranh thơ ngây.

Nhưng tác phẩm năm 1902 đã gây tranh cãi. Tư thế của người mẹ đi làm gợi nhớ chủ đề Đức mẹ bồng Chúa hài đồng của vô số nghệ sĩ cổ điển. Ở đây, họa sĩ mặc áo liền quần – tuy nhiên, phụ nữ thời đó được cho là chỉ nuôi dạy con cái.

Helene Funke, từ Đông Đức sang, thời kỳ đầu của sự nghiệp làm việc tại Pháp, nơi bà quan tâm đến trường phái ấn tượng và trường phái dã thú.

Nude Looking in the Mirror (Khỏa thân soi gương) của Helene Funke

Một số bức tranh của bà đã được triển lãm tại Pháp cùng với các tác phẩm của Matisse, Braque và Vlaminck.

Từ năm 1911 đến khi qua đời vào năm 1957, bà sống ở Vienna. Bà đã tận hưởng thành công nghệ thuật cho đến khi Đức Quốc xã thôn tính Áo vào năm 1938. Bà sống như một người ẩn dật trong chiến tranh.

Danh tiếng của Funke đã không được khôi phục một cách đúng đắn cho đến khi một cuộc triển lãm ở thành phố Linz, Áo giới thiệu tác phẩm của bà vào năm 2007.

Nạn nhân của Đức quốc xã

Friedl Dicker là một nghệ sĩ Do Thái cánh tả, người đã thể hiện sự kinh hoàng trước sự lạm dụng của Đức Quốc xã trong một số tác phẩm, đặc biệt là trong Interrogation I và II (Cuộc thẩm vấn I và II), được vẽ trong những năm 1930.

Interrogation I (Cuộc thẩm vấn I) củaFriedl Dicker

Bà bị thẩm vấn trong Thế chiến thứ 2 và đã chết trong cuộc thảm sát người Do Thái dưới thời Hitler. Đức Quốc xã đã trục xuất bà đến trại tập trung Theresienstadt vào năm 1942, nơi bà tổ chức các lớp dạy nghệ thuật cho trẻ em Do Thái. Nhưng sau đó, bà bị sát hại ở trại tập trung Auschwitz, cùng với hơn một triệu người Do Thái khác.

Ilse Twardowski-Conrat là một nghệ sĩ Do Thái khác bị Đức Quốc xã ngược đãi tại Vienna. Nghệ sĩ điêu khắc đã phá hủy các tác phẩm lớn nhất của bà và tự tử vào năm 1942, sau khi bà bị ra lệnh báo cáo với cộng đồng Do Thái về tài sản của mình.

Các tác phẩm của bà đã được triển lãm tại các chương trình lớn trước thời Đức Quốc xã. Chúng bao gồm một bức tượng bán thân của hoàng hậu Elisabeth của Áo (1837 – 1898).

Tượng bán thân của hoàng hậu Elisabeth của Áo củaIlse Twardowski-Conrat

Bà đã dành cả tuổi xuân của mình với giới trí thức và quen biết các nhà soạn nhạc Johannes Brahms và Gustav Mahler.

Emilie Mediz-Pelikan đã vẽ Blooming Chestnut Trees (Cây hạt dẻ trổ hoa) vào năm 1900. Bà được ngưỡng mộ vì sử dụng màu sắc rực rỡ và phong cách vẽ chi tiết.

Chủ đề chính của bà là sức mạnh của thiên nhiên, và tác phẩm của bà thường mô tả những ngọn núi và phong cảnh Địa Trung Hải. Chồng bà, Karl Mediz, cũng là một họa sĩ.

Blooming Chestnut Trees (Cây hạt dẻ trổ hoa) củaEmilie Mediz-Pelikan

Triển lãm City of Women diễn ra tại Bảo tàng Belvedere, Vienna, Áo,từ 25.1 – 19.5.

Mê Linh - Ảnh: Internet
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
11 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vienna cứu nguy những nữ nghệ sĩ bị lãng quên dưới thời Đức Quốc xã