Nếu chỉ ăn, học suốt 4 năm ngồi ở giảng đường thì chắc chắn CV xin việc sinh viên khi tốt nghiệp chỉ là một tờ giấy trắng trước mặt nhà tuyển dụng.

Viết CV xin việc cũng như xây một tòa nhà

Một Thế Giới | 07/06/2014, 09:14

Nếu chỉ ăn, học suốt 4 năm ngồi ở giảng đường thì chắc chắn CV xin việc sinh viên khi tốt nghiệp chỉ là một tờ giấy trắng trước mặt nhà tuyển dụng.

Ngày 6.6, tại trường đại học Nguyễn Tất Thành, sinh viên đã có buổi tư vấn về cách “Tiếp cận doanh nghiệp và tuyển dụng thành công” do thạc sĩ Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Viện quản lý Việt Nam (VIM) làm diễn giả.
Buổi nói chuyện tập trung vào những vấn đề cốt lõi như các phương pháp và tiêu chí đánh giá ứng viên đặc biệt là sinh viên và lao động trẻ, đồng thời hướng dẫn các bạn trẻ hiểu rằng chuyên viên nhân sự đánh giá và tuyển chọn các bạn theo một quá trình, thay vì chỉ là CV hay phỏng vấn như các bạn thường nghĩ.
Viet CV xin viec cung nhu xay mot toa nha
Sinh viên đại học Nguyễn Tất Thành đặt câu hỏi với diễn giả
Bước phỏng vấn của nhà tuyển dụng chỉ là khâu cuối cùng để sinh viên thể hiện những cái mình có, được xây dưng suốt một quá trình lâu dài, định hướng rõ ràng về công việc. Đó là lúc sinh viên thể hiện tính chuyên nghiệp để thuyết phục nhà tuyển dụng. Câu chuyện thành công là một quá trình trong đó năng lực, sự trung thực và bản lĩnh đóng vai trò quan trọng.
Về CV xin việc, thạc sĩ Vũ Tuấn Anh chia sẻ về quá trình viết CV, tại sao phải viết CV từ năm nhất… Và anh cho rằng nếu sinh viên chỉ ăn, học suốt 4 năm thì chắc chắn CV của bạn chỉ là một tờ giấy trắng. Viết CV như xây một tòa nhà. Các bạn cần phải tích góp gạch, đá, xi măng...  từ năm thứ nhất để có thể viết một CV hấp dẫn với nền móng vững chắc về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động xã hội, trình độ tiếng Anh suốt 4 năm.
Viet CV xin viec cung nhu xay mot toa nha
Thạc sĩ Vũ Tuấn Anh đang tư vấn cho sinh viên
Các bạn tham dự còn được cung cấp các CV mẫu và 50 câu hỏi thường gặp nhất khi phỏng vấn sinh viên mới ra trường.
Sinh viên Đặng Thành Nhân, khoa Tài chính ngân hàng chia sẻ: “Hội thảo đã mang lại cho chúng em rất nhiều kiến thức cần thiết về ứng tuyển, em có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị tốt về vấn đề này trong tương lai. Một buổi học mang lại chiều sâu và chiều rộng về vấn đề ứng tuyển mà hầu hết tất cả các sinh viên đều cần thiết.”
Ông Tô Hoài Thắng, phó giám đốc Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên trường đại học Nguyễn Tất Thành, cho biết: “Hướng nghiệp cho sinh viên là một chương trình mà nhà trường đặc biệt chú trọng. Mỗi năm học, nhà trường thường tổ chức 2-3 buổi để tư vấn và định hướng cho sinh viên những kiến thức về việc làm”.
“Thất nghiệp không đáng sợ, nguy hiểm nhất là chúng ta không biết tại sao thất nghiệp và làm thế nào để vượt qua nó. Đó chính là điều nguy hiểm nhất nếu các bạn trẻ không nhận ra!” - anh Vũ Tuấn Anh kết thúc hội thảo. 
Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động Hành trang nghề nghiệp nhằm giúp cộng đồng sinh viên Việt Nam chuẩn bị hội nhập với nền kinh tế tri thức phẳng. Các hoạt động bao gồm hội thảo, đào tạo, tư vấn trực tuyến phi lợi nhuận cho sinh viên. Chương trình được tài trợ và thực hiện bởi báo điện tử Một Thế Giới, Thanh Niên Investment và Viện quản lý Việt Nam. Sinh viên tham gia miễn phí trực tuyến tại https://www.facebook.com/groups/hanhtrangnghenghiep
Bài và ảnh: Nguyễn Thơ
Bài liên quan
Sở Y tế TP.HCM: 19 sinh viên Đại học Quốc gia đã bị ngộ độc tập thể
Sau khi ăn cơm tối tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, 19 sinh viên phải nhập viện trong đêm. Sở Y tế TP.HCM nhận định đây là vụ ngộ độc tập thể và ra khuyến cáo cho các đơn vị liên quan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền
9 giờ trước Sự kiện
Ngày 14.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Viết CV xin việc cũng như xây một tòa nhà