Tính đến ngày 15.8, Việt Nam đã chi 96.200 tỉ đồng để trả nợ và viện trợ, nâng tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.8.2016 lên 715.200 tỉ đồng, bằng 56,2% dự toán năm.

Việt Nam chi hơn 96.000 tỉ đồng để trả nợ và viện trợ trong gần 8 tháng

Duyên Duyên | 31/08/2016, 14:19

Tính đến ngày 15.8, Việt Nam đã chi 96.200 tỉ đồng để trả nợ và viện trợ, nâng tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.8.2016 lên 715.200 tỉ đồng, bằng 56,2% dự toán năm.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế -xã hội 8 tháng đầu năm 2016, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.8.2016 ước tính đạt 603.700 tỉ đồng, bằng 59,5% dự toán năm.

Trong đó, thu nội địa đạt 486.200 tỉ đồng, bằng 61,9%; thu từ dầu thô đạt 24.600 tỉ đồng, bằng 45,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 90.200 tỉ đồng, bằng 52,4%.

Theo Tổng cục Thống kê, tiến độ thu ngân sách nhà nước 8 tháng đạt thấp chủ yếu do ảnh hưởng của giá dầu giảm và tác động của chuyển hướng thương mại, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa nhập khẩu khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTAs).

Trong thu nội địa, thu tiền sử dụng đất đạt khá với 48.300 tỉ đồng, bằng 96,7% dự toán năm; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 97.400 tỉ đồng, bằng 67,9%; thuế thu nhập cá nhân 42.400 tỉ đồng, bằng 66,7%; thuế bảo vệ môi trường 25.000 tỉ đồng, bằng 65,1%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 97.100 tỉ đồng, bằng 61,1%.

Riêng thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 126.100 tỉ đồng, chỉ bằng 49,2% dự toán năm.

Tổng cục Thống kê cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí, than, khoáng sản và thủy điện gặp khó khăn.

Về chi ngân sách, tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.8.2016 ước tính đạt 715.200 tỉ đồng, bằng 56,2% dự toán năm. Trong đó, chi trả nợ và viện trợ đạt 96.200 tỉ đồng, bằng 62% kế hoạch năm.

Chi đầu tư phát triển đạt 107.200 tỉ đồng, bằng 42,1%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 506.700 tỉ đồng, bằng 61,5%.

Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam chi hơn 96.000 tỉ đồng để trả nợ và viện trợ trong gần 8 tháng