Trưởng Đại diện Viện KAS tại Việt Nam đánh giá, năng suất lao động của Việt Nam chưa có sự tăng trưởng tương xứng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế. Và so với nhiều quốc gia Đông Nam Á thì Việt Nam đang có vấn đề về năng suất lao động.

Việt Nam 'đang có vấn đề' về năng suất lao động

Trí Lâm | 26/09/2018, 17:00

Trưởng Đại diện Viện KAS tại Việt Nam đánh giá, năng suất lao động của Việt Nam chưa có sự tăng trưởng tương xứng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế. Và so với nhiều quốc gia Đông Nam Á thì Việt Nam đang có vấn đề về năng suất lao động.

Ngày 26.9, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) với sự hỗ trợ của Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS), sáng 26.9, đã tổ chức Chương trình Đối thoại Chính sách "Tăng năng suất lao động cho Việt Nam".

Báo cáo cho thấy, năng suất lao động bình quân của Việt Nam tăng từ 38,64 triệu đồng/lao động năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng/lao động năm 2017. Năm 2017, năng suất lao động của Việt Nam gấp 2 lần năng suất lao động trung bình của nhóm nước thu nhập thấp, bằng hơn 50% nhóm nước thu nhập trung bình thấp và bằng 18,3% nhóm các nước trung bình cao.

Ông Peter Girke - Trưởng Đại diện Viện KAS tại Việt Nam đánh giá, nền kinh tế của Việt Nam đã phát triểnliên tục và đạt được những thành tựu lớn nhưng vấn đề năng suất lao động lại chưa có sự tăng trưởng tương xứng. Ông nói rằng so với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Áthì Việt Nam đang có vấn đề về năng suất lao động.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng suy giảm sớm, trong khi thu nhập bình quân đầu người vẫn còn ở mức rất thấp. Sự sụt giảm trong năng suất lao động là nguyên nhân làm giảm sút tăng trưởng GDP của Việt Nam từ sau các năm2003 - 2013.

Theo đó, năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất khi so sánh với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Campuchia. Năng suất lao động của Việt Nam xếp sau Campuchia ở 3 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; vận tải kho bãi và truyền thông. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam cao hơn nhiều quốc gia ở 3 nhóm ngành khai mỏ và khai khoáng; tài chính bất động sản và dịch vụ văn phòng cũng như dịch vụ cộng đồng xã hội, cá nhân.

“Trong giai đoạn từ 2008 - 2016, các ngành kinh tế vẫn suy trì năng suất lao động cao là khai khoáng, sản xuất điện và phân phối điện, khí, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ, hoạt động kinh doanh bất động sản và cung cấp nước. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất lao động chưa cao, ngành nông nghiệp, nông lâm thủy sản vẫn nằm trong số các ngành có mức năng suất lao động thấp nhất nền kinh tế”, ông Thành nói.

Cũng theo ông Thành, có dấu hiệu cho thấy tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam đã và đang chuyển dần từ phụ thuộc vào cường độ vốn sang năng suất các nhân tố tổng hợp bao gồm cả lao động và vốn.

Trong giai đoạn 2008-2016, năng suất lao động đã tăng trưởng thêm 0,225 lần (22,5%). Đồng thời, hiệu ứng nội ngành và hiệu ứng dịch chuyển làm tăng năng suất lao động, trong khi hiệu ứng tương tác làm giảm tăng trưởng năng suất lao động.

“Nếu Việt Nam có thể mở rộng thị trường quốc tế nhanh hơn nữa cho các ngành có năng suất lao động cao thị hiệu ứng này sẽ bớt ảnh hưởng, giống như trường hợp của Trung Quốc”, ông Nguyễn Đức Thành nêu.

TS.Lê Văn Hùng -Viện Kinh tế Việt Nam (VIE) phân tích, mặc dù khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam, nhưng phần lớn là do lao động dịch chuyển từ khu vực nội địa năng suất lao động thấp (nông, lâm nghiệp, thủy sản) sang khu vực FDI với năng suất lao động tuyệt đối cao hơn.

Trong khi đó, đóng góp từ tăng trưởng năng suất lao động của chính khu vực FDI (đã trừ phần đóng góp dịch chuyển) chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều.

“Mức độ liên kết giữa khu vực FDI và khu vực nội địa hầu hết đều thấp ở tất cả các ngành, đặc biệt nhóm ngành công nghệ và kỹ năng cao. Điều đó cho thấy, khả năng tác động gián tiếp vào năng suất lao động của khu vực FDI thông qua công nghệ và kỹ năng lao động là rất thấp”, ông Hùng phân tích.

Ông Nguyễn Đức Thành kiến nghị, đây là thời điểm Việt Nam cần xây dựng phong trào tăng năng suất lao động giống như Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốctừng thực hiệntrước đây.

“Không chỉ coi năng suất là vấn đề trong doanh nghiệp mà khu vực các cơ quan nhà nước và người dân cần đổi mới tư duy, lối sinh hoạt theo hướng tích cực, từ đó năng suất làm việc sẽ được nâng lên”, ông Thành nêu.

Lam Thanh
Bài liên quan
EVNHCMC nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số
Chiều 14.11, tại Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2, ông Luân Quốc Hưng - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã trình bày tham luận “Phát triển lưới điện thông minh và thực hiện chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối điện và năng suất lao động tại EVNHCMC”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam 'đang có vấn đề' về năng suất lao động