Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh cho biết chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Vũ trụ đến năm 2020 của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám ngoài vũ trụ

Thu Anh | 04/04/2017, 06:29

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh cho biết chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Vũ trụ đến năm 2020 của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Ngày 3.4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Tập đoàn CLS thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Pháp phối hợp tổ chức Hội thảo “Công nghệ viễn thám phục vụ cho phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam – Ứng dụng trên đất liền”.

Phát biểu tại Hội thảo,Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh cho biết chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Vũ trụ đến năm 2020 của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Minh chứng cho điều này, ông Đào Ngọc Chiến – Phó vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN nhấn mạnh: “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 đã tạo nền tảng quan trọng cho phát triển công nghệ viễn thámtại Việt Nam”.

Cụ thể, trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, tài nguyên môi trường đã kết hợp công nghệ GIS và phương pháp AHP-IDM đưa ra bản đồ nguy cơ sạt lở đường bờ; xây dựng được bản đồ nguy cơ ngập úng; xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu… Trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, điều tra tài nguyên, đã quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản; theo dõi sản lượng lúa, tiến độ thu hoạch; theo dõi, quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên nước… Việt Nam đã làm chủ công nghệ, chế tạo được một số mô-đun cho thiết bị trạm mặt đất, vệ tinh siêu nhỏ…

Đặc biệt, Việt Nam hiện đang có vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 được đưa lên quỹ đạo ngày 7.5.2013 và theo lộ trình phát triển, dự kiến sẽ có vệ tinh LOTUSat-1 vào năm 2019 và LOTUSat-2 vào năm 2022. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia và một số cơ sở dữ liệu viễn thám chuyên ngành đã và đang được xây dựng.

Tuy nhiên, theo các đại biểu, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực này như đầu tư cho ứng dụng viễn thám chưa đầy đủ; thiếu đội ngũ chuyên gia về viễn thám; khung pháp luật về vũ trụ chưa hoàn thiện; chưa có chính sách khuyến khích tư nhân tham gia phát triển ứng dụng công nghệ viễn thám…

Trước những thách thức này, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đề xuất nhiều giải pháp; đồng thời, Thứ trưởng Bộ KH&CN cũng mong rằng, tất cả các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước phát huy tối đa trí tuệ, chia sẻ kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ viễn thám để từ đó nghiên cứu xây dựng các chương trình, kế hoạch hợp tác hướng đến những lợi ích lâu dài, bền vững cho phát triển kinh tế xã hội của tất cả các bên.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám ngoài vũ trụ