“Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện và mong muốn Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết công bằng và khách quan, tạo cơ sở cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.

Việt Nam luôn theo dõi sát vụ kiện ‘đường lưỡi bò’

Trí Lâm | 02/07/2016, 05:10

“Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện và mong muốn Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết công bằng và khách quan, tạo cơ sở cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông", ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói.

Ngày 1.7, trả lời báo chí về phản ứng của Việt Nam trước việc Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ ra phán quyết cuối cùng trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về "đường 9 đoạn" ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam đã được thông báo về việc Tòa Trọng tài sẽ ra phán quyết cuối cùng vào ngày 12.7.2016.

“Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện và mong muốn Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết công bằng và khách quan, tạo cơ sở cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông",ông Lê Hải Bình nói.

Tại cuộc họp báo, ông Lê Hải Bình cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam khẳng định lập trường nhất quánlà ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Vụ kiện xuất phát từ việc Trung Quốc ngang nhiên vạch ra "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn", tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đôngbất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Philippines khởi kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc vào năm 2013. Philippines cho rằng tuyên bố của Trung Quốc vi phạm UNCLOS, khiến Manila bị hạn chế khai thác tài nguyên và đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế. Năm 2015, PCA đã tuyên bố họ có thẩm quyền xử vụ kiện này.

Để chứng mình điều đó, ngày 24.11.2015, PCA bắt đầu phiên điều trần về vụ kiện của Philippines sau khi xác nhận tòa có thẩm quyền xét xử vụ này. Đây là phiên điều trần kín song Úc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam được phép tham dự với tư cách là các nước quan sát viên.

Theo thông báo ngày 29.6 của PCA, tòa án sẽ đưa ra phán quyết vào ngày12.7 vào khoảng 11 giờ CEST (khoảng 16 giờ Việt Nam).

PCA cho biết phán quyết cụ thể sẽ được gửi qua thư điện tử cho các bên liên quan. Cơ quan này cũng công bố một thông cáo công khai để tóm tắt nội dung phán quyết, được trình bày bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và kèm theo 1 bản dịch không chính thức bằng tiếng Hoa phổ thông.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bốrằng PCA không có thẩm quyền xét xử vụ kiệnnày, đồng thời cho rằng quyết định khởi kiện đơn phương của Manila đi ngược lại luật pháp quốc tế. Trung Quốc cũng từng tuyên bố không tham gia vụ kiện của Philippines ở PCA và bác bỏ thẩm quyền của tòa án trong vụ này.

Trí Lâm
Bài liên quan
Bộ Ngoại giao Ukraine ra mắt phát ngôn viên AI
Đài TVP World đưa tin Bộ Ngoại giao Ukraine vừa ra mắt phát ngôn viên trí tuệ nhân tạo (AI) Victoria Shi, đánh dấu một nhảy vọt về công nghệ của ngoại giao nước này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp 'Rực rỡ sắc màu Tây Bắc'
1 giờ trước Văn hóa
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7.5.1945 – 7.5.2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2024), tối 5.5, tại Quảng trường 19.8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam luôn theo dõi sát vụ kiện ‘đường lưỡi bò’