Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) cho rằng, ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến những mối nguy hại về sức khỏe cho người dân Việt Nam. Vấn đề này cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan tâm của các doanh nghiệp nước ngoài. Một ví dụ dễ thấy là sự suy giảm các dự án đầu tư từ các công ty nước ngoài.

Việt Nam nên ưu tiên vấn đề ô nhiễm môi trường hơn là phát triển công nghiệp

Bùi Trí Lâm | 10/01/2020, 13:48

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) cho rằng, ô nhiễm môi trường có thể dẫn đến những mối nguy hại về sức khỏe cho người dân Việt Nam. Vấn đề này cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan tâm của các doanh nghiệp nước ngoài. Một ví dụ dễ thấy là sự suy giảm các dự án đầu tư từ các công ty nước ngoài.

Theo báo cáo của JCCI tại Việt Nam tại diễn đàn VBF sáng 10.1, tính đến tháng 9.2019,Hà Nội đã cho thấy Chỉ số chất lượng không khí(AQI) ở mức nguy hại nhất, theo sau là TP.HCM ở mức cao thứ ba. Ở khu vực đô thị, khí thải từ xe máy và ô tô gây ô nhiễm không khí, trong khi khu vực nông thôn lại phải chịu những hệ quả của tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch.

Ước tính cho thấy thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra tại Việt Nam ở mức 5% GDP, đây là một vấn đề kinh tế xã hội nghiêm trọng.

Cũng theo hiệp hội này, ô nhiễm nước cũng là một vấn đề nghiêm trọng, với hệ thống thoát nước từ các khu công nghiệp và hộ gia đình làm nồng độ chất ô nhiễm tại hầu hết hệ thống sông ngòi trong đô thị tăng cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn quốc gia.

Để đối phó với những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng này, JCCI cho rằng Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ Nhật Bản, điển hình là tình trạng được gọi là "các đảo bị ô nhiễm". Từ những năm 1960 đến những năm 1970, ô nhiễm môi trường là một vấn đề nghiêm trọng ở Nhật Bản trong thời kỳ tăng trưởng cao. Vào năm 1973, khoảng 46% các thành phố đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường về ô nhiễm không khí. Tại thời điểm đó, Nhật Bản đang tăng trưởng với tỷ lệ hàng năm xấp xỉ 8%, giống như Việt Nam hiện nay.

Đây là kết quả của việc ưu tiên phát triển kinh tế quá mức mà không xem xét tới các biện pháp đối phó với những tác động đến môi trường. Khi ô nhiễm (ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn, độ rung, sụt lún đất, mùi khó chịu...) trở thành vấn đề được cả xã hội quan tâm, chính phủ Nhật Bản đã hạn chế phản ứng dữ dội của kinh tế thế giới bằng cách sửa đổi Đạo luật kiểm soát ô nhiễm môi trườngvào năm 1970.

Cho đến khi đó, chính phủ mới miễn cưỡng áp dụng những tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt vì những tác động bất lợi có thể gây ra cho nền kinh tế. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã loại bỏ điều khoản về "Sự hài hòagiữa kiểm soát ô nhiễm và phát triển kinh tế" ra khỏi luật này, sửa đổi chính sách quốc gia từ ưu tiên công nghiệp sang ưu tiên về sức khỏe của người dân Nhật Bản.

Luật này đã dẫn đến việc thiết lập các hướng dẫn về các biện pháp bảo vệ môi trường và các cơ quan chuyên ngành, được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thông qua những ưu đãi về thuế và các khoản vay với lãi suất thấp.

Kết quả làô nhiễm đã giảm mạnh trong một khoảng thời gian ngắn. Tính đến năm 1982, khoảng 99% thành phố đã không còn thuộc ngưỡng tiêu chuẩn ô nhiễm không khí. Chính phủ Việt Nam thể hiện cam kết bảo vệ môi trường thông qua nhiều chính sách khác nhau, ví dụ như Luật Bảo vệ Môi trường (Luật 55/2014/QH13).

Để tiếp tục cải thiện môi trường hiện đang bị hủy hoại do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, JCCI cho rằng việc đặt ra các quy định rõ ràng như "ưu tiên sức khỏe hơn là phát triển công nghiệp” (mặc dù Luật Bảo vệ Môi trườngquy định "bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế" là một trong những nguyên tắc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, nhưng cần lưu ý rằng rất khó để hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ).

Cùng với đó, theo JCCI, cần thực hiện và tăng cường các quy định một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả, cũng như thúc đẩy việc thực hiện các công nghệ bảo vệ môi trường mới nhất để đáp ứng các quy định đó. Xây dựng các điều luật và quy định về thiết kế tòa nhà, vật liệu xây dựng, phương pháp thông gió và tiêu chuẩn đánh giá quốc gia, cải thiện chất lượng không khí trong các không gian kín như nhà ở, trường học và văn phòng nơi mọi người dành hầu hết thời gian trong ngày để sống và làm việc.

"Nhiều người đã lo ngại rằng các quy định có thể cản trở quá trình tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu vấn đề về môi trường còn tồn tại như hiện nay, những tác động bất lợi sẽ ngày càng trở nên rõ ràng, ví dụ như các công ty nước ngoài rất e dè khi tiến hành các dự án đầu tư mới. Các công ty của Nhật Bản sẵn sàng sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ của họ để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam cũng như các bí quyết để cải thiện môi trường", hiệp hội này nêu.

Theo đó, hiệp hội này cho rằng Việt Nam sẽ có được sự hiểu biết, đồng cảm, tôn trọng và hỗ trợ từ các quốc gia khác cũng như các công ty nước ngoài bằng cách tìm hiểu các phương pháp để tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, bên cạnh việc tham khảo ví dụ về các quốc gia đã thành công trong quá trình công nghiệp hóa mà không gây hại tới môi trường. Điều này cuối cùng sẽ dẫn tới gia tăng đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam, làm hình mẫu cho các nước đang phát triển khác. Đây sẽ là một chiến lược tăng trưởng độc đáo của Việt Nam.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam nên ưu tiên vấn đề ô nhiễm môi trường hơn là phát triển công nghiệp