Nghị định số 07/2020/NĐ-CP quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam, thực hiện theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông (AHKFTA) giai đoạn 2019 - 2022, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20.2.2020.

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Hong Kong theo AHKFTA

Anh Thư | 10/01/2020, 11:24

Nghị định số 07/2020/NĐ-CP quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam, thực hiện theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông (AHKFTA) giai đoạn 2019 - 2022, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20.2.2020.

Chính phủ ngày 5.1 đã ký ban hành Nghị định số 07/2020/NĐ-CPquy định về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mai Tự do ASEAN - Hong Kong (AHKFTA)giai đoạn 2019 - 2022, và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định này.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20.2.2020.Theo đó, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất AHKFTAphải đáp ứng đủ điều kiện sau:

Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo nghị định này, được nhập khẩu từ các nước là thành viên của AHKFTA, được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo quy định của AHKFTA và quy định của Bộ Công Thương, đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu AHK theo quy định củaAHKFTAvà quy định của Bộ Công Thương.

Nhận định về Nghị định07/2020/NĐ-CP, VGP đã dẫnbáo cáo đánh giá tác động theo nghiên cứu của Ban Thư ký ASEAN cho biết, với cơ cấu kinh tế đặc trưng của Hong Kong làtỷ trọng ngành dịch vụ cao (chiếm 95% GDP), cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại, nền hành chính tiên tiến, nhân lực chất lượng cao cùng với sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, vận tải biển, hàng không..., AHKFTA sẽ góp phần giảm thiểu các rào cản, khuyến khích thương mại và đầu tư, do đósẽ giúp đa số các nước ASEAN (trừ Lào) tăng GDP.

Hợp tác với Hong Kong trong khuôn khổ AHKFTA có thể đem lại những hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế của Việt Nam, hỗ trợ thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

Tính đến nay, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Hong Kong chưa cao, chủ yếu là hàng thủy sản, một số loại rau quả và gạo. Dự kiến, việc thực thi trong khuôn khổ AHKFTA sẽ thúc đẩyxuất khẩu nông, thủy sản và thực phẩm chế biến từ Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới. Về nhập khẩu, việc cắt giảm thuế theo AHKFTA góp phần đa dạng hóa nguồn hàng nhập khẩu.

AHKFTA cũng giúp tăng cường cơ hội thu hút đầu tư từ Hong Kong vào Việt Nam cũng như cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, Hong Kong đứng đầu trong số các thị trường đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 5,08 tỉUSD, chiếm khoảng 30,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

HSBC từng đánh giá việc hiệp định này có hiệu lực đã tạo điểm sáng cho mở rộng tự do thương mại toàn cầu đồng thời tác động tích cực lên nền kinh tế Đông Nam Ámà cụ thể là Việt Nam.

Các quốc gia sẽ dần cắt giảm thuế quan trong những năm sắp tới. Việt Nam sẽ loại bỏ thuế xuất nhập khẩu đối với 75% hàng hóa được liệt kê trong biểu thuế quan trong vòng 10 năm và giảm thuế quan với thêm khoảng 10% hàng hóa vòng 14 năm.

Hai hiệp định thương mại với Hong Kong đều đã có hiệu lực

Theo Tân Hoa Xã ngày 16.5.2019, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Hồng Kông (Trung Quốc) và ASEAN (AHKFTA) sẽ chính thức có hiệu lực với Hồng Kông và 5 nước thành viên ASEAN (Lào, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) kể từ ngày 11.6.2019.

Trong AHKFTA, Singapore cam kết loại bỏ hoàn toàn thuế quan về 0%, trong khi Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam sẽ cắt giảm hoặc loại trừ thuế quan theo lộ trình đối với hàng hóa có xuất xứ từ Hong Kong. Hong Kong có nhiều hàng hoá thuộc diện cam kết cắt giảm thuế quan như nữ trang, các mặt hàng may mặc và phụ kiện quần áo, đồng hồ và đồ chơi.

Ông Phạm Hồng Hải - Tổng giám đốc HSBC Việt Nam đánh giá: "Hiệp địnhlà một bước tiến mới trong nỗ lực đảm bảo tự do thương mại toàn cầu và là một thành công lớn cho ASEAN, cụ thể là Việt Nam. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang diễn ra, các doanh nghiệp Hong Kong đang tìm kiếm mở rộng cơ hội đầu tư và mở ra nhiều cơ hội hơn nữa tại Đông Nam Á.

Quan hệ hợp tác song phương giữa Hong Kong và Việt Nam phát triển ổn định trong những năm qua và việc đưa vào thực hiện Hiệp định mới này hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa cho hai thị trường này".

Cũng theo Tân Hoa Xã, Hiệp định Đầu tư Hong Kong và ASEAN (AHKIA) cũng sẽ có hiệu lực đối với đôi bênkể từ ngày 17.6.2019.

Trong AHKIA, 5 nước thành viên ASEAN cam kếtbảo hộ các doanh nghiệp của Hong Kong đầu tư tại các nước này theo nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo vệ và an ninh đầy đủ và sự đảm bảo tự do chuyển tài sản và các khoản lợi nhuận.

Trong lĩnh vực dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ Hong Kong được hưởng các cam kết mở cửa thị trường ràng buộc và do đó hưởng lợi từ cơ hội kinh doanh mở rộng trong nhiều lĩnh vực dịch vụ.

Hai hiệp định nói trên được ký kếtvào cuối năm 2017. Thời gian có hiệu lực của 2 hiệp địnhvới các nước còn lại (Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines) sẽ được thông báo khi các nước này hoàn tất thủ tục phê chuẩn.

Thi Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Hong Kong theo AHKFTA