Việc nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực giữa Biển Đông sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.
Theo dòng thời sự

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực giữa Biển Đông

TTXVN 18/07/2024 06:55

Việc nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực giữa Biển Đông sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.

de-trinh.jpg
Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao tại buổi đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc - Nguồn: Bộ Ngoại giao

Ngày 17.7 (theo giờ Bờ Đông của Mỹ), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia làm trưởng đoàn, đã chính thức nộp hồ sơ đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao đã ra tuyên bố về việc Việt Nam nộp đệ trình nêu trên.

Việc nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.

Khi quốc gia ven biển có thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven biển cần phải nộp đệ trình về các thông tin và dữ liệu liên quan để Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc xem xét và ra khuyến nghị về ranh giới của thềm lục địa mở rộng.

Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam. Tháng 5.2009, Việt Nam đã nộp đệ trình riêng về ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực Bắc Biển Đông và đệ trình chung với Malaysia về ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý đối với khu vực Nam Biển Đông.

Trong công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông, Việt Nam một lần nữa khẳng định việc nộp đệ trình này sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.

Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang và đoàn công tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc trong quá trình Việt Nam nộp các đệ trình của mình theo đúng những quy định có liên quan của UNCLOS và CLCS.

Cùng ngày, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để bày tỏ lập trường của Việt Nam về việc Philippines nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Biển Đông vào ngày 14.6.2024.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giải trình cụ thể về chính sách đột phá tiền lương giáo viên
44 phút trước Giáo dục
Sáng 20.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) có giải trình cụ thể về ý kiến đại biểu nêu ra liên quan chính sách đột phá về tiền lương, phụ cấp của nhà giáo tại dự luật.
Đừng bỏ lỡ
  • Hoãn tuyên án ông Trump vụ chi tiền bịt miệng
    7 phút trước Chuyển động
    Trang Washington Examiner đưa tin vào ngày 19.11, văn phòng công tố quận Manhattan (thành phố New York) đồng ý hoãn tuyên án Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump vụ chi tiền bịt miệng sao phim người lớn.
  • Con em chúng ta học gì trong nhà trường?
    14 phút trước Văn hóa
    Cuốn sách “Con em chúng ta học gì trong nhà trường?” của tác giả - nhà báo Nguyễn Minh Hải được ra mắt nhân ngày nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Tác phẩm cho thấy vai trò quan trọng của nhà giáo trong sự nghiệp trồng người.
  • Talkshow Gen Z và Ung thư 2024: Ung thư ngày nay
    38 phút trước Nhịp cầu kết nối
    Trong những năm gần đây, ung thư đã trở thành mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt khi số ca mắc mới gia tăng và xu hướng trẻ hóa rõ rệt. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), trên thế giới mỗi năm có thêm khoảng 160.000 trẻ em mắc mới ung thư và 90.000 trẻ em tử vong do căn bệnh này, riêng tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1.800 trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, những người trẻ hiện chưa nhận thức sâu rộng về cách phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.
  • Bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil khiến nhiều quan chức vướng vòng lao lý
    một giờ trước Sự kiện
    Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh bị đưa ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Đưa hối lộ”.
  • An Giang: Bắt Phó giám đốc Công ty Nam Hào Kiệt
    2 giờ trước Theo dòng thời sự
    Sáng 20.11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, Phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên Nam Hào Kiệt, ngụ thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) về hành vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực giữa Biển Đông